Vì sao Tập Cận Bình “ngồi trên đống l.ử.a” với gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của chính quyền Biden?

Tiền cũng giống như nước vậy, khi đổ ra thì nó sẽ tìm đường chảy đi đâu đó. Khi chính phủ bung gói kích thích kinh tế thì tiền sẽ chảy vào các nới sau: vào ngành sản xuất; vào bất động sản; vào chứng khoán… Nếu vào sản xuất nhiều thì đấy là tăng trưởng bền vững, còn nếu chảy vào bất động sản và chứng khoán thì đấy là loại tăng trưởng nóng, nó chứa đựng nguy cơ dẫn đến s.u.y th.o.á.i kinh tế tiếp.

Thực ra ngành bất động sản và ngành chứng khoán nó không tạo ra của cải cho xã hội. Trong hai ngành này, người ta kiếm lời nhờ bán được giá, nghĩa là tiền lời của người trước có được là do tiền trong túi người sau m.ó.c ra. Khi nền sản xuất tiếp nhận số tiền không bao nhiêu thì lượng tiền thừa quá nhiều đó nó sẽ chảy vào bất động sản và chứng khoán. Như đã nói, tiền đổ vào nhiều nhưng của cải không được sản sinh thì sự tăng trưởng của cơ thể nền kinh tế ấy là một dạng “thân to rỗng ruột”, nghĩa là nền kinh tế ở dạng bong bóng. Nếu tiếp tục bơm tiền, nền kinh tế vẫn r.ỗ.ng r.u.ộ.t nhưng x.á.c thì cứ phình. Rồi đến một lúc nào đó nền kinh tế quá căng không chịu nổi thì… “bùm” một tiếng, nền kinh tế… x.ẹ.p lép.

Vì vậy khi chính phủ bung tiền ra, các nhà hoạch định chính sách phải theo dõi dòng tiền đó nó chảy vào nơi nào để mà có ứng phó tiếp theo. Nói đơn giản là bơm tiền nó như liều thuốc chữa bệnh cho nền kinh tế vậy, bơm ít thì nền kinh thế thiếu thuốc nên chậm hồi phục, bơm đủ thì nó hồi phục, bơm quá liều thì đôi khi thuốc nó v.ậ.t ngã con bệnh luôn. Như vậy câu hỏi đặt ra là, bơm bao nhiêu thì đủ liều? Rất khó để xác định, vì vậy người ta phải chia gói cứu trợ ra nhiều phần và bơm từng đợt xem phản ứng của cơ thể như thế nào rồi mới bơm tiếp. Nếu thấy có dấu hiệu d.ị ứ.n.g thuốc bắt đầu thì cho ngưng ngay và tìm giải pháp khác. Cho nên khi chính quyền Bắc Kinh bung gói kích thích thì họ luôn theo dõi thật kỹ nền kinh tế của họ sẽ tăng trưởng mạnh ở nơi nào? Tăng trưởng mạnh lĩnh vực sản xuất, hay tăng mạnh ở bất động sản và chứng khoán? Họ rất sợ rót tiền nhưng sản xuất thì vẫn ì ạch mà bất động sản và chứng khoán tăng ph.i m.ã.

Gói kích thích cho nền kinh tế Mỹ về bản chất vẫn có điểm chung như vậy. Nhưng nền kinh tế Mỹ có một điểm khác mà các nền kinh tế khác không có. Đó là khi bung tiền ra, đồng đô la sẽ chảy mạnh ra khỏi biên giới nước Mỹ. Cho nên nền kinh tế Mỹ nếu r.ủ.i mà bơm quá liều thì chưa chắc gì kinh tế Mỹ bị s.ố.c th.u.ố.c mà những nền kinh tế khác bị… s.ố.c trước. TQ tăng cường xuất siêu sang Mỹ để giải quyết đầu ra cho nền kinh tế thì tiền đô lại chảy về. Cộng thêm số tiền Yuan mà chính phủ Lý Khắc Cường bung ra để kích thích kinh tế thì hiện nay thì nền kinh tế TQ xảy ra hiện tượng thừa cả tiền đô lẫn tiền Yuan. Không biết nền sản xuất của TQ có tiêu hóa phần lớn lượng tiền thừa đó hay không? Nếu không tiêu hóa hết thì chính quyền Bắc Kinh cần phải ra chính sách rút lại đồng Yuan và hạ chỉ tiêu tăng trưởng để tránh tình trạng bong bóng cho nền kinh tế.

Hiện nay Mỹ bung gói cứu trợ thứ ba với 1.900 tỷ, ắt số tiền này chảy về TQ không ít. Tiền Mỹ nhiều, tiền TQ nhiều, nếu không có kế sách rút tiền vào thì nền kinh tế có nguy cơ… “b.ộ.i th.ự.c” vì tiền. Chính vì thế, các thành viên trong nhóm hoạch định chính sách của Bắc Kinh đều có quan điểm không đồng tình và đều cảnh giác cao độ trước những tác động lan tỏa của gói kích thích 1.900 tỷ của tổng thống Joe Biden. Hiện các nhà hoạch định chính sách TQ rất lo ngại lượng tiền được bổ sung vào thị trường toàn cầu, cùng với nguồn vốn đã dồi dào trước đó, có nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản đ.e d.ọ.a sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Như vậy dựa vào sức mạnh đồng đô la, Tổng thống Joe Biden đã bung ra vừa vực dậy nền kinh tế Mỹ vừa làm cho chính phủ Lý Khắc Cường gặp khó khăn hơn trong vấn đề kích thích lại nền kinh tế TQ sao cho nhanh hồi phục. Được biết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF đã dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tưởng khoảng 8% trong năm 2021 này. Tuy nhiên, vì gói 1.900 tỷ của Joe Biden nên phía Trung Quốc đã phải hạ mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế xuống còn 6%. Có thể nói, với gói 1.900 tỷ đô này thì họ Tập khá cay chính phủ Joe Biden, tuy nhiên vì không có cách trả đũa nên Tập đành phải… ngậm bồ hòn làm ngọt./.

Theo Đỗ Ngà

Bài viết liên quan