Triều Tiên – đất nước bí ẩn với nhiều điều có thể bạn chưa biết

Triều Tiên được cho là đất nước bí ấn nhất trên thế giới với quân đội chính quy một triệu người. Phương Tây cáo buộc Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân và đang sở hữu nhiều đầu đạn nguyên tử. Lệnh trừng phạt quốc tế khiến kinh tế nước này chậm phát triển. Nhiều người vẫn nghĩ quốc gia này nghèo đói, lạc hậu bậc nhất thế giới, nhưng có lẽ những điều thú vị sau đây sẽ khiến bạn có cái nhìn rất khác về quốc gia này.

1. Triều Tiên là đất nước không có bất cứ loại thuế nào.

2. Không có tội phạm có tổ chức, rất ít tội phạm hình sự và các hành động phá hoại.

3. Đất nước hoàn toàn không có ma túy. Ngoại trừ rượu và thuốc lá.

4. Công nhân là chủ sở hữu các nhà máy xí nghiệp, nông trang, được quyền tham gia mọi quyết định của tập thể sản xuất.

5. Các kỳ nghỉ của người lao động được đài thọ hoàn toàn bằng tiền của nhà nước, được nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe ở các spa, khách sạn và các nhà nghỉ dành cho tất cả người lao động.

6. Một xã hội giữ được truyền thống văn hóa dân tộc, không bị ảnh hưởng xâm thực bởi các giá trị tư tưởng văn hóa lai căng Tây Âu. Hoàn toàn không có gái mại dâm và phim ảnh khiêu dâm. Một xã hội đạo đức với các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng, trong đó quyền riêng tư của con người được coi là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm (theo thuyết Juche, chủ thể).

7. Nhà ở được nhà nước đảm bảo cho tất cả mọi người, hoàn toàn miễn phí. Hoàn toàn không có người lang thang và vô gia cư như ở các nước cường quốc tử bản. Không có khu ổ chuột, không có ai phải sống dưới gầm cầu, vỉa hè, không có chênh lệch giàu nghèo lớn.

8. Tự do tôn giáo được đảm bảo bằng pháp luật, được phép xây dựng các công trình tôn giáo và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo phải tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, không được phép liên hệ với nước ngoài. Ví dụ: Kitô giáo của Triều Tiên hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào Vatican.

9. Nền Y tế công lập đủ khả năng đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Y tế dự phòng sử dụng 60%, y học cổ truyền và 40% Tây y. Triều Tiên có 215.700 bác sĩ, tức 8,8 bác sĩ/1000 dân, 15% GDP dành cho Y tế. Cứ 130 gia đình lại có 01 bác sĩ chuyên trách, hàng ngày trực phòng khám và tư vấn vào buổi sáng, buổi chiều đến thăm khám tại các hộ gia đình.

10. Triều Tiên là quốc gia có nền khoa học, thể thao và nghệ thuật phát triển, phục vụ các nhu cầu cơ bản của đất nước và con người, con người là trọng tâm ưu tiên trong chiến lược phát triển. Mọi hoạt động thể thao, nghệ thuật đều miễn phí, các sân vận động, trung tâm văn hóa, bảo tàng, rạp hát, rạp chiếu phim và thư viện đều không bán vé. Sân vận động Rungrado May Day có sức chứa 150.000 khán giả. Sự kiện quan trọng nhất được tổ chức ở đây là màn đồng diễn thể thao quy mô lớn Arirang với 100.000 người tham gia, là một kỷ lục thế giới.

11. Nhà nước đảm bảo cung cấp lương thực cho tất cả các công dân, dù là người lao động hay không, mỗi người 0,45 kg gạo/ngày, cung cấp cả thực phẩm cơ bản như trứng và đậu hũ, mỗi người đàn ông trưởng thành được uống miễn phí 12 lít bia/tháng. Tại lễ hội bia sông Đại Đồng(Thủ đô Bình Nhưỡng) được tổ chức từ 26/7 đến hết tháng 8 hàng năm mỗi người đến dự được uống miễn phí 2 cốc, quá 2 cốc phải thanh toán tiền.

Tàu điện ngầm hiện đại từ lâu đã có ở Triều Tiên, trong khi Việt Nam thì tàu trên cao còn chưa hoàn thiện

12. Điện thoại thông minh do Triều Tiên tự sản xuất có tên Hoa Đỗ Quyên.

13. Nền tảng Cách mạng của Triều Tiên được xây dựng dựa trên “Liên minh thống nhất toàn xã hội”, với vai trò lãnh đạo của Giai cấp Công nhân. Triều Tiên đặc biệt quan tâm Cách mạng tư tưởng, từ đó xây dựng đất nước thành một khối thống nhất.

14. Người lao động làm việc 8 giờ/ngày từ thứ hai đến thứ năm. Thứ sáu tham gia trên cơ sở tình nguyện các hoạt động lao động Cộng sản. Nghỉ ngơi thứ bảy và chủ nhật (không tăng ca, không làm thêm). Với 32 giờ làm việc/tuần, Triều Tiên là quốc gia có số giờ làm việc quy định ít nhất thế giới. Những ngày nghỉ, lễ tết đều được hưởng nguyên lương. Nghỉ ốm, điều dưỡng, chữa bệnh vẫn được hưởng 100% tiền lương.

15. Việc làm được nhà nước đảm bảo, không có ai thất nghiệp. Mỗi người đều có quyền lựa chọn công việc theo nguyện vọng nếu đáp ứng được các yêu cầu, nếu không thì vẫn được sắp xếp công việc khác. Nông dân (công nhân nông nghiệp) và thợ mỏ được hưởng lương cao nhất, tham gia quân đội là nghĩa vụ bắt buộc nhưng được coi là tầng lớp vinh dự nhất trong xã hội.

Khách sạn lớn “bậc nhất” thế giới

16. Không có khái niệm sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế của đất nước hoàn toàn thuộc sở hữu toàn dân theo đường lối kinh tế của Chủ nghĩa xã hội. Lợi nhuận từ sản xuất một phần được trả lương cho người lao động, còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách quốc gia. Lịch sử Triều Tiên chưa bao giờ xảy ra khủng hoảng kinh tế và cũng chả biết khủng hoảng là gì…

17. Nền giáo dục hoàn toàn công lập, miễn phí từ Nhà trẻ cho tới trên Đại học cũng như giáo dục thường xuyên, với chất lượng cao. 100% trẻ em đến trường học. Tỷ lệ dân số biết đọc biết viết là 99,9%, cao nhất thế giới cùng Cuba. Học sinh Triều Tiên không những được hưởng giáo dục miễn phí mà còn được bao cấp sách vở, giầy dép, đồng phục, balo.

18. Trẻ em Triều Tiên khi học phổ thông thì bắt buộc phải chọn một môn thể thao hoặc năng khiếu, tính điểm như các môn văn hoá khác (trừ những em bị khuyết tật)
Tại các đô thị sau giờ học tại trường các em sẽ đến cung văn hoá thiếu nhi để học và luyện tập. Trẻ em các vùng nông thôn cơ sở vật chất kém hơn thường chon các môn bơi, nhảy dây, đá cầu và các trò chơi dân gian khác.

19. Nhà máy ô tô Hoà Bình sản xuất không chỉ xe trong nước mà hãng này xuất khẩu xe đi các nước trong đó có Việt Nam với logo chim bồ câu trắng.

20. Ở Triều Tiên, khi khánh thành ngôi trường mới hoặc Cung văn hoá thiếu nhi thì các em học sinh là người cắt băng khánh thành chứ không phải lãnh đạo hay người lớn.

21. Giá vé xe bus ở Triều Tiên là 5 won tức là 1$ mua được 1,600 vé xe bus vì vậy phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến.

22. Quân đội Nhân dân Triều Tiên gồm 5 lực lượng: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tên lửa đạn đạo, Đặc công. lực lượng quân đội đứng thứ 4 trên thế giới về quân số, với khoảng 1,1 triệu người trong lực lượng chính quy, lực lượng dự bị khoảng 8 triệu người.

Theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ thì Triều Tiên có 1.650 máy bay, bao gồm 820 tiêm kích, 30 trinh sát cơ và 330 vận tải cơ, gần 300 chiếc trực thăng, 430 tàu chiến, 250 tàu đổ bộ, 70 tàu ngầm, 4.300 xe tăng, 2.500 xe thiết giáp và 5.500 súng phóng rocket. Các chuyên gia cũng dự tính Triều Tiên có hơn 1.000 tên lửa các loại, khoảng 4.300 khẩu pháo kéo, 2.250 pháo tự hành và 2.400 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt.

Triều Tiên sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung như Hwasong, Rodong, cùng với đó là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang thử nghiệm như Taepodong-2 và KN-08 với tầm bắn trên 10.000 km. Nước này đang trong giai đoạn cuối cùng cho một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tâm bắn vươn tới Mỹ. Các báo cáo tình báo Hàn Quốc ước tính kho vũ khí của Triều Tiên có từ 20 đến 60 quả bom hạt nhân.

Năm 1953 Triều Tiên chỉ là một đống đổ nát sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nhà máy, công trường bị tàn phá nặng nề do bom đạn, binh lính và dân thường thương vong nghiêm trọng nên thiếu sức lao động. 10 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lên tới 25%/năm. Cuối thập kỷ 1960, toàn bộ nông thôn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có đường điện. Cuối thập kỷ 1970, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tự túc được trong sản xuất lương thực.

Năm 1979 Triều Tiên được coi là một quốc gia chuẩn hiện đại hóa. Sự phát triển vượt bậc về kinh tế khiến GDP bình quân theo đầu người, tuổi thọ, tỉ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ phúc lợi xã hội của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao, năm 1979 đã thực hiện toàn diện chế độ giáo dục miễn phí và y tế công cộng miễn phí, cung cấp toàn đồ dùng cần thiết là áo khoác, áo may ô và giày cho đối tượng từ trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên khá đồng đều.

Đầu thập kỷ 1980, 70% diện tích đất canh tác của quốc gia này được tưới tiêu, 95% hoạt động gieo cấy và 70% hoạt động thu hoạch được cơ khí hóa. Năm 1984, lần đầu tiên tổng sản lượng lương thực của Triều Tiên đạt 10 triệu tấn, đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu một phần. Kinh tế công nghiệp của cũng phát triển với tốc độ rất nhanh.

Năm 2004 nông nghiệp Bắc Triều Tiên đạt khoảng 4,25 tấn lương thực, khai thác mỏ tăng 21,3%, thủy điện tăng 17%. Năm 2005, sản lượng nông nghiệp đạt khoảng 4,8 triệu tấn lương thực, năm 2006 là 4 triệu tấn, năm 2015 là 5,4 triệu tấn.

(Tổng hợp)

Bài viết liên quan