Tương lai Việt Nam sẽ ra sao sau “nốt trầm” Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên?

Thượng đỉnh Trump – Un có thật sự thất bại? Việt Nam có yếu kém trong công tác tổ chức? Tương lai Việt Nam sẽ ra sao sau nốt trầm của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên? Liệu Trung Cộng có thò bàn tay nhám nhúa phá hỏng hội nghị như một số lời đồn đoán? Tất cả sẽ được trả lời.

Trái với nhiều lời đồn đoán, Thư ký báo chí Nhà Trắng đăng tải hình ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tươi cười chào tạm biệt sau cuộc gặp chiều ngày 28/2, khiến nhiều người lạc quan về tương lai đàm pha’n.

Tổng thống Mỹ chào tạm biệt người đồng cấp Triều Tiên. Ảnh: Sarah Huckabee Sanders/Instagram.

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc cuộc họp báo riêng tại khách sạn Marriott, Hà Nội, để lên đường trở về Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders bất ngờ đăng tải trên mạng xã hội Instagram hình ảnh ông Trump bă’t tay chào tạm biệt nhà lãnh đạo Triều Tiên. Lãnh đạo Kim Jong Un tươi cười đáp lại.

Bình luận về bức ảnh, nhiều tài khoản Instagram tỏ ra lạc quan về cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo. “Điều này trông thật tuyệt với hòa bình thế giới”, một tài khoản bình luận. “Cảm ơn ông Trump vì một lần nữa làm nên lịch sử khi gặp Chủ tịch Kim. Mong ông sẽ không từ bỏ”, một tài khoản khác nói.

Sau cuộc gặp một – một lần 2 tại Hà Nội, hai nhà lãnh đạo đã không thể ký kết được tuyên bố chung về vấn đề hạt nhân và kết thúc lịch trình làm việc sớm hơn dự kiến. Tại cuộc họp báo sau buổi đàm phán chiều ngày 28/2, Tổng thống Trump cho biết lý do chủ yếu của việc hai bên không đạt được thỏa thuận là vì Triều Tiên muốn được dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng “chúng ta không thể làm điều đó lúc này”. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong Un là “một người đàn ông mạnh mẽ, cá tính” và khi nói lời chia tay không khí giữa họ rất thân thiện.

Việt Nam – bên thắng cuộc duy nhất

Thật lạ là rất nhiều người và trang mạng lại nhận định rằng Hội nghị thất bại là do Việt Nam yếu kém về mặt tổ chức, cũng như Trung Quốc phá thượng đỉnh vì sợ bị Triều Tiên gạt ra ngoài cuộc chơi với Mỹ. Những người đó quên mất một điều vô cùng quan trọng là nếu không có đèn xanh của Trung Quốc thì liệu ông Kim có đi Hà Nội không? Con tàu lửa huyền thoại của Triều Tiên có đến được Hà Nội an toàn để họp thượng đỉnh không? Vì sao Trung Quốc “im lặng” khi đoàn tàu của Kim Jong Un đi qua? Trung Quốc hoàn toàn chủ động trong việc Triều Tiên đàm phán ra sao chứ Triều Tiên làm gì có sự chủ động gạt bỏ TQ.

Bản chất cuộc họp này là ván cờ hai bên Mỹ – Nhật – Hàn đấu với Triều – Trung – Nga, và Việt Nam sẵn lòng làm chủ nhà. Nói Việt Nam được chọn để làm nọ làm kia cũng là chưa đúng. Nói chính xác phải là Việt Nam sẵn lòng làm cầu nối hòa bình, giải quyết xung đột của các cường quốc. Việt Nam nhìn thấy một cánh cửa tuy hẹp nhưng có thể nâng cao uy tín, ghi điểm với tất cả các bên. Lựa chọn này của Việt Nam cho thấy đất nước đủ sức đứng độc lập, không dựa dẫm vào bất kỳ bên nào, Mỹ – Nhật – Hàn “tao” cũng chơi mà Triều – Trung – Nga tao cũng làm bạn tốt. Vậy thì Việt Nam có thật sự “được chọn” không? Hay việc Việt Nam chấp nhận tổ chức thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên là một lựa chọn của chính chúng ta.

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ. Mình phải như thế nào thì người ta mới mời mình đi như thế. Nếu mình tổ chức sơ sài, nếu mình thất bại yếu kém thì liệu lời mời trân trọng, thái độ vui vẻ trong vài ngày qua của Tổng thống Trump sẽ được giải thích thế nào?

Trước một thời cơ, vận hội mới cho đất nước như thế. Rất lạ là nhiều tiếng nói lại cổ vũ Mỹ khai chiến với Triều Tiên, la lên rằng “đập cho chúng nó chết đi”, đến từ những người con của một dân tộc quật cường, từng kinh qua các cuộc chiến tranh nên rất thấu hiểu nỗi đau đó, đến từ một dân tộc thân thiện, chuộng hòa bình như Việt Nam. Liệu có việc Mỹ tấn công hạt nhân Triều Tiên không? Không thể có. Với một doanh nhân lão luyện, một bậc thầy trên thương trường và bàn đàm phán như Trump, vũ khí mạnh mẽ nhất của ông là kinh tế, không cần phải dùng đến vũ lực. Thế thì cuối cùng vẫn phải đàm phán. Và để đàm phán trong một ván bạc mạng người cần những nhà đàm phán chính hiểu rằng đây không phải trò chơi xì tố tống tiền.

Thế thì tính đến giờ phút này, Việt Nam vẫn là bên thắng cuộc duy nhất trong sự kiện lịch sử này. Và chúng ta có quyền tự hào về một tương lai, vận hội mới cho dân tộc – khi có Mỹ đồng hành, ủng hộ như người bạn thân thiết.

(Huy Nguyễn)

Bài viết liên quan