Hàng loạt quốc gia nằm trong “danh sách đen” đều trở thành đối tác “chiến lược” của công ty buôn bán vũ khí Isreal

Israel là một quốc gia có tổ hợp công nghiệp quốc phòng cực mạnh, sản xuất được vũ khí – trang bị kỹ thuật quân sự tất cả các chủng loại. Thế nhưng vì là đối tác đặc biệt của Mỹ, nên Israel được nhận từ Mỹ những loại vũ khí – khí tài hiện đại nhất. Nhưng khi Mỹ có động thái cấm vận hoặc hạn chế các quốc gia gồm Iran, Venezuela, Trung Quốc mua bán vũ khí thì một nhà thầu quốc phòng tại Israel qua mặt chính quyền suốt nhiều năm trời âm thầm bán vũ khí cho họ và trục lợi từ những hợp đồng béo bở này khiến Mỹ nổi trận lôi đình.

Iran. Sau cuộc đảo chính năm 1953 và cáo buộc bảo trợ khủng bố năm 1984, quốc gia này bắt đầu bị Mỹ cấm vận. Về kinh tế, Mỹ ra sức tước đi nguồn thu từ dầu mỏ vốn là huyết mạch của nền kinh tế Iran. Về quân sự Mỹ cấm các nước bán vũ khí cho Iran nhằm ngăn nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy bị cấm vận nhưng Iran vẫn có hợp đồng mua bán vũ khí gồm các loại chiến đấu cơ Su-30, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph, các loại xe tăng hiện đại trị giá 8 tỷ USD với Nga.

Ngoài Nga, theo thông tin bị rò rỉ điện tín ngoại giao Mật từ ĐSQ Mỹ tại Israel thì hiện công ty Elbit Systems có trụ sở tại Israel bằng cách nào đó, đã vượt qua con mắt giám sát của các cơ quan chức năng Israel cũng như chính phủ Mỹ lén xuất khẩu vũ khí cho Iran. Theo điều tra cho biết, Elbit Systems đã âm thầm thực hiện các thương vụ buôn bán vũ khí thu về hàng tỷ đô la, có thể đã diễn ra từ năm 2016 và kéo dài cho tới tận bây giờ. Khi vụ việc bị phát hiện Chính phủ Mỹ rất tức giận và yêu cầu phía Israel phải điều tra sự việc. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cam kết, sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” để ngăn chặn Iran mua các loại vũ khí mới.

Kế đến là Venezuela. Quốc gia của những hoa hậu thế giới cũng bị Mỹ cấm vận vì nếu bán vũ khí cho quốc gia này có thể sẽ gây bất ổn cho khu vực Mỹ Latinh và Caribbean, đặc biệt là gây quan ngại cho các nước láng giềng như Colombia, Brazil và Guyana.

Tuy Venezuela bị cấm vận nhưng nước này lại có dàn vũ khí đối phó nguy cơ Mỹ can thiệp quân sự. Tất cả đều được Nga và Trung Quốc hậu thuẫn. Bằng chứng là từ năm 2009 Nga bán thiết bị quân sự trị giá gần 9 tỷ USD cho Venezuela.

Mặc dù Iran cũng bị Mỹ cấm vận nhưng vẫn có nhiều hợp đồng bán vũ khí được ký kết với Venezuela, điều này khiến người ta nghi ngại Iran là cầu nối giữa Elbit Systems của Israel và Venezuela. Nghi ngờ này trở thành sự thật, khi tài liệu rò rỉ phát hiện công ty buôn bán vũ khí của Israel đã có hàng loạt thương vụ mua bán với quốc gia này. Thương vụ nổi cộm gần đây cho thấy Elbit Systems bán cho Venezuela 3 chiếc máy bay tiêm kích Kfir với giá 127 triệu USD, liệu đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm?

Còn Trung Quốc. Dù Bắc Kinh không có những lệnh cấm mua bán vũ khí như Iran hay Venezuela, nhưng Mỹ từ lâu đã hạn chế xuất khẩu các thiết bị, công nghệ mang tính sống còn, có thể đe dọa đến sức mạnh của Mỹ.

Trước đó, Israel và TQ lại có hàng loạt thương vụ mua bán vũ khí giá trị lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí Israel còn cung cấp cả công nghệ chế tạo chúng cho Bắc Kinh. Khi những thương vụ đen này bị bại lộ, Mỹ đã gây sức ép khiến một quan chức quốc phòng Israel phải từ chức.

Israel cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất các tên lửa lớp “không đối không” và công nghệ chế tạo chúng cho Trung Quốc.

Cách đây không lâu, khi Trump ra lệnh trừng phạt 24 công ty gồm: công ty con thuộc Cục Kỹ thuật điều hướng thuộc Tập đoàn Kiến thiết giao thông (CCCC), Cty viễn thông Beijing Huanjia, Cty Thiết bị phát sóng Thiên Tân, Cty liên lạc Wuhan Mailite, Cty CN điện tử Shaanxi Changling, Cty Phát triển công nghệ Chongxin Bada…giúp chính phủ Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông hồi tháng 08/2020, thì theo thông tin mật rò rỉ phát hiện danh sách khách hàng của nhà thầu quốc phòng Israel có một số công ty Trung Quốc nằm trong danh sách này.

Bị hạn chế buôn bán vũ khí nhạy cảm nhưng hồi đầu 09/2020, Elbit Systems lại cung cấp radar có thể giúp TQ chống lại “việc thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông” của Mỹ. Việc TQ trang bị loại radar này sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận Biển Đông của các tiêm kích tàng hình tối tân được Mỹ trang bị, bao gồm cả chiếc F-35B. Khi Mỹ phát hiện các thương vụ đen động trời này, đã ngay lập tức yêu cầu chính phủ Israel vào cuộc điều tra. Số phận của nhà thầu quốc phòng rồi đây sẽ ra sao khi dám qua mặt cả chính phủ Israel và Mỹ? Vì đồng USD mà phải trả giá đắc liệu có đáng?

Từ những thương vụ mua bán vũ khí của nhà thầu quốc phòng Israel với các quốc gia bị cấm vận hay bị hạn chế mua vũ khí, cho thấy chính phủ Mỹ đã bị vượt mặt một cách ngoạn mục. Elbit Systems của Israel rất khôn ngoan khi lợi dụng thời cơ ngã giá với các quốc gia bị liệt vào danh sách đen để thu về hàng tỷ USD. Không thể công khai mua bán cửa trước, thì công ty này bán bằng cửa sau, Elbit Systems đúng là cơ hội không ai bằng.

Bài viết liên quan