Vì sao đích thân chủ tịch Tập Cận Bình xuống tay xử lý vụ IPO của Jack Ma?

“Ngài Tập không quan tâm đến việc bạn được lọt vào danh sách giàu có nào… điều ông ấy quan tâm là bạn làm gì sau khi giàu có và liệu bạn có gắn lợi ích của mình với lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không”…

Các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ rất tức giận về những lời chỉ trích của doanh nhân giàu có đối với các nhà quản lý; đó là đỉnh điểm của mối quan hệ căng thẳng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân quyết định chấm dứt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng( IPO) của Ant Group, lẽ ra là lần phát hành lớn nhất thế giới, sau khi cổ đông kiểm soát Jack Ma khiến các nhà lãnh đạo chính phủ tức giận, theo các quan chức Trung Quốc am hiểu về vấn đề này.

Lời chỉ trích “quá phận” của Jack Ma là đỉnh điểm của nhiều năm quan hệ căng thẳng giữa doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc và một chính phủ không yên tâm về ảnh hưởng của ông cũng như sự phát triển nhanh chóng của “gã khổng lồ thanh toán kỹ thuật số” mà Ma kiểm soát.

Về phần mình, ông Tập đã thể hiện sự khoan dung “ngày càng giảm” đối với các doanh nghiệp tư nhân lớn – đã tích lũy được vốn và ảnh hưởng – và cho là họ đã thách thức cả quyền cai trị của ông và sự ổn định trong một chính quyền mà các phe phái ngày càng hiếu chiến.

Bi kịch theo sau lời chỉ trích ‘quá phận’ của Jack Ma

Trong một bài phát biểu vào ngày 24/10, vài ngày trước khi gã khổng lồ công nghệ – tài chính Ant được ra mắt công chúng, ông Ma đã trích dẫn những lời của ông Tập – điều mà các quan chức hàng đầu của chính phủ coi là nỗ lực để đánh bóng hình ảnh của chính ông – và làm hoen ố hình ảnh các nhà cầm quyền.

Bức ảnh chụp ngày 30 tháng 10 năm 2020 này cho thấy logo của Ant Group, chi nhánh tài chính của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, bên ngoài văn phòng của công ty ở Hong Kong. (Ảnh của ANTHONY WALLACE / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh chụp ngày 30 tháng 10 năm 2020 này cho thấy logo của Ant Group, chi nhánh tài chính của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba, bên ngoài văn phòng của công ty ở Hong Kong. (Ảnh của ANTHONY WALLACE / AFP qua Getty Images)

Tại sự kiện ở Thượng Hải, người giàu nhất Trung Quốc Jack Ma, đã dẫn lời ông Tập nói: “Thành công không nhất thiết phải đến từ tôi”.

Ông Ma muốn giúp giải quyết các vấn đề tài chính của Trung Quốc thông qua đổi mới và đã thẳng thừng chỉ trích quy định tài chính ngày càng chặt chẽ của chính phủ đã kìm hãm sự phát triển công nghệ, một phần trong cuộc chiến kéo dài giữa Ant và những người giám sát của nó.

Chủ tịch Tập đã đọc báo cáo của chính phủ về bài phát biểu, và các lãnh đạo cấp cao khác đã rất tức giận, theo nguồn tin từ WSJ. Ông Tập đã ra lệnh cho các nhà quản lý Trung Quốc điều tra và dẫn đến một loạt các sự kiện, kể cả việc đình chỉ thỏa thuận IPO vào ngày 3 tháng 11 của Ant.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã cam kết trả nhiều hơn 34 tỷ USD cho cổ phiếu của Ant. Không rõ liệu ông Tập hay một quan chức chính phủ khác là người đầu tiên đề xuất việc chặn đứng IPO.

Ant từ chối bình luận và WSJ không liên lạc được với ông Ma. Văn phòng Thông tin của Quốc vụ viện, nội các Trung Quốc, không trả lời câu hỏi.

Kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012, chính phủ đã có những hành động “răn đe” một số tập đoàn tư nhân cấp cao nhất của đất nước. Wang Jianlin của Tập đoàn Dalian Wanda, từng là người giàu nhất Trung Quốc, và Wu Xiaohui của Tập đoàn bảo hiểm Anbang, là một trong những doanh nhân nổi tiếng từng phải đối mặt với sự đàn áp của chính phủ.

Ông Tập, trung tâm, đang cho thấy sự khoan dung giảm dần đối với các doanh nghiệp tư nhân lớn đã tích lũy được vốn và ảnh hưởng. (Getty Images)

‘Con kiến nhỏ’ (Ant) dù ‘khỏe’ đến mấy, cũng không chạy thoát ‘bàn tay’ của ĐCSTQ

“Ông Tập không quan tâm đến việc bạn được lọt vào danh sách giàu có nào hay không”, một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết. “Điều ông ấy quan tâm là bạn làm gì sau khi giàu có và liệu bạn có gắn lợi ích của mình với lợi ích của nhà nước hay không”.

Các nhà quản lý Trung Quốc từ lâu đã muốn kiềm chế Ant – công ty sở hữu một ứng dụng thanh toán di động và phong cách sống, có tên là Alipay, đã phá vỡ hệ thống tài chính của Trung Quốc. Alipay được khoảng 70% dân số Trung Quốc sử dụng, đã cho hơn 20 triệu doanh nghiệp nhỏ và gần nửa tỷ cá nhân vay vốn, điều hành quỹ tương hỗ lớn nhất đất nước và bán nhiều sản phẩm tài chính khác.

Ant chủ yếu tập trung vào việc phục vụ mọi người và các công ty mà các ngân hàng truyền thống từ lâu đã bỏ qua, và đã nổi lên như một “bánh răng quan trọng” trong nền tài chính Trung Quốc – từ lâu đã không còn những quy định khắt khe và yêu cầu về vốn mà các ngân hàng thương mại phải tuân theo.

Các công ty internet hàng đầu này đã đưa các người sáng lập thành những người giàu nhất Trung Quốc Các nhà quản lý trước đó đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ – đối với những nỗ lực kiềm chế Ant – từ những người ủng hộ tài chính của công ty. Điều này phản ánh sự hỗ trợ mà ông Ma có được từ các cá nhân trong các cấp chính trị và kinh doanh hàng đầu của Trung Quốc.

Các cổ đông của Ant bao gồm Boyu Capital, một quỹ đầu tư tư nhân có các đối tác bao gồm Alvin Jiang, cháu trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân; quỹ hưu trí quốc gia của Trung Quốc, ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Trung Quốc. Các ngân hàng đầu tư hàng đầu của nước này, đều có lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư của họ vào Ant.

Ông Tập cũng đánh giá cao lợi ích của việc có các công ty như của ông Ma, khi các ứng dụng thanh toán và hoạt động cho vay đã thay đổi cách tiêu tiền của người Trung Quốc, cung cấp nguồn vốn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp nhỏ, và biến Alibaba Group Holding Ltd., gã khổng lồ thương mại điện tử mà ông Ma đồng sáng lập và từng điều hành, trở thành niềm tự hào của Trung Quốc.

Ông Ma – chủ tịch điều hành của Alibaba, đã tổ chức lễ IPO năm 2014 của công ty tại Sở giao dịch chứng khoán New York. (Ảnh: ANDREW BURTON / Getty Images)

Giáo sư Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell, cựu lãnh đạo bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết: “Đó luôn là một mối quan hệ rất phức tạp giữa Ant và chính phủ. Ông cho biết công ty quá lớn và có nguy cơ ảnh hưởng đến việc quản lý của các cơ quan chính phủ. Bài phát biểu của ông Ma vào tháng 10 là động cơ thúc đẩy chính phủ hành động”, ông nói.

Trong thập kỷ qua, Jack Ma đã trở thành doanh nhân tiêu biểu – đạt được thành công trong ngành công nghệ và Internet Trung Quốc. Từng là giáo viên tiếng Anh yêu thích tiểu thuyết võ hiệp và Thái Cực Quyền, ông đã thành lập công ty thương mại điện tử Alibaba trong căn hộ của mình vào năm 1999 và niêm yết năm 2014 tại New York – đã giữ kỷ lục về đợt IPO lớn nhất thế giới cho đến năm ngoái.

Trước khi từ chức tại Alibaba vào năm ngoái, ông Ma thường hát và biểu diễn tại các buổi dạ tiệc hàng năm của công ty. Ông đã kỷ niệm ngày cuối cùng của mình tại công ty bằng cách biểu diễn trong một ban nhạc rock, trong một sân vận động Hàng Châu với 40.000 nhân viên của Alibaba và Ant.

Alibaba trong năm nay đã củng cố vị trí là công ty niêm yết giá trị nhất Trung Quốc sau khi tăng hơn bốn lần giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong vòng sáu năm.

Cổ phiếu Alibaba tăng những năm qua từ khi IPO, trở thành một trong công ty giá trị lớn nhất thế giới. Alibaba sở hữu ⅓ Ant Group Nguồn gốc của Ant bắt nguồn từ năm 2004, khi Alipay được bắt đầu như một dịch vụ ký quỹ để hỗ trợ các giao dịch thanh toán trên Taobao, thị trường trực tuyến của Alibaba. Ông Ma tách Alipay khỏi Alibaba vào năm 2011, một động thái đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ một số nhà đầu tư nước ngoài lớn của Alibaba và sau đó dẫn đến một thỏa thuận với họ.

‘Ngành công nghiệp tài chính cần những người gây rối’

Ông Ma kiểm soát 50,5% quyền biểu quyết của Ant, nhưng ông chưa bao giờ giữ vị trí điều hành hoặc quản lý trong công ty sáu năm tuổi này.

Năm 2008, khi còn là giám đốc điều hành của Alibaba, ông Ma đã chia sẻ tại một diễn đàn công khai rằng các ngân hàng truyền thống ở Trung Quốc đang phớt lờ những doanh nghiệp rất cần vốn.

“Nếu các ngân hàng không thay đổi, chúng tôi sẽ thay đổi các ngân hàng”, ông nói và giải thích rằng ông đã hình dung “một hệ thống cho vay toàn diện hơn phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ”.

Vào năm 2013, với tư cách là chủ tịch của Alibaba, ông lại nhắm vào các công ty cho vay truyền thống của Trung Quốc. Tại một diễn đàn công khai ở Thượng Hải, ông phát biểu rằng đất nước không thiếu các ngân hàng hoặc các tổ chức đổi mới, mà là một tổ chức tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Ông nói: “Ngành công nghiệp tài chính cần những người gây rối và những người bên ngoài để mang lại những thay đổi”.

Vào khoảng thời gian đó, Alipay đã tạo ra một quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ trực tuyến, được thiết kế để giúp các cá nhân kiếm được lợi nhuận đầu tư từ tiền điện tử dự phòng trong ví Alipay của họ, nó đã thành công lập tức.

Một số người đã chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của họ vào quỹ mới để kiếm được lợi nhuận cao hơn, khiến một số người cho vay phàn nàn rằng Alipay đang bòn rút tiền gửi của họ.

Năm 2014, Alipay, cùng với các mảng kinh doanh tài chính khác của Alibaba, được hợp nhất thành Ant Financial Services Group, công ty hiện được gọi là Ant Group.

 

Bài viết liên quan