Tạp chí Forbes: Trung Quốc đừng nghĩ Việt Nam dễ dãi như Philippines

Một bài viết do nhà báo Panos Mourdoukoutas của Nguyệt san Kinh tế Forbes ngày 13/07/2019 đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Trung Quốc không nên coi Việt Nam giống Philipnes”. Tác giả nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không nên đối đãi với Việt Nam cùng một cách mà họ đối đãi với Philippines, nhất là khi dính tới các tranh chấp ở vùng biển Đông. Cách đó không hiệu quả và nó sẽ không có ích cho sự hòa nhập kinh tế của khu vực.

Việt Nam xem Trung Hoa là bạn nhưng không giống như cái cách của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Đó là thông điệp mà Việt Nam gửi đến TQ trong tuần này, qua hành động điều một lực lượng dân sự đủ lớn kiên quyết bảo vệ , không chịu lùi bước trước hành động hung hăng của tàu TQ khi đưa tàu Haiyang Dizhi và tàu hộ tống vào hoạt động gần bãi Tư Chính nhằm gây áp lực buộc Việt Nam dừng khai thác dầu khí.

Về mặt ngoại giao đối với Philippnes, Bắc Kinh đã ghi điểm lớn trong những năm gần đây. Họ đã biến Philippines từ một đối phương sang thành bạn hữu và đẩy mạnh âm mưu biến biển Đông thành vùng biển của họ.

Hồi tháng 4 năm 2018, TT Duterte đã xoay ngược quyết định cắm cờ Philippine trên các hòn đảo đang tranh chấp trước đó của mình, sau khi nghe theo lời khuyên “bằng hữu” của Bắc Kinh.

Trước vụ đó một năm, Philippines và Mỹ, đồng minh thân cận của mình, đã thắng trong một vụ kiện tại toà án quốc tế khi tòa án này ra phán quyết rằng Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử tại khu vực biển Đông. Dù vậy, Duterte đã không dám áp dụng phán quyết ấy. Thay vào đó, ông ta ngã về cùng phe với Bắc Kinh trong chuyện tranh chấp và tìm cách “ly dị” với Mỹ.

Rõ ràng là Duterte đang hy vọng rằng việc làm bạn với Bắc Kinh sẽ cứu vớt được cho nền hòa bình trong khu vực và lôi kéo đầu tư của Trung Hoa vào Philippines.

Đó là lý do làm cho Philippines ngần ngại khi phải đối diện với các khiêu khích của Bắc Kinh ngay bên trong lãnh hải của mình. Như tôi (tác giả) đã từng nói trước đây, Philippines đang tiếp tục trả giá vì cái chủ trương lật qua lật lại của Duterte.

Gần đây, Bắc Kinh lại bắt đầu sử dụng cùng một chiến thuật đối với Việt Nam. Tuần rồi, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Nữ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân của Việt Nam và “kêu gọi hai nước thúc đẩy tình bạn và hợp tác sâu rộng để nâng mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới”, đó là lời của một bài viết trên mục biên tập của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Vậy còn các tranh chấp trên biển Đông thì sao? “Đối với các vấn đề hàng hải, Chủ tịch Tập nhấn mạnh rằng cả hai phía đều phải hành xử theo đúng với lợi ích cơ bản của quốc gia và nhân dân hai nước, thành tâm thực hiện các thỏa thuận đã đạt được từ lãnh đạo của hai đảng và hai quốc gia, bảo vệ nền hòa bình cũng như sự ổn định trên biển bằng những hành động bền chắc”, đó là lời lẽ cũng trên mục biên tập của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Bài viết trên mục Biên tập ngừng lại ở từ “láng giềng bằng hữu”, không giống với cái cách mà Tập đã gọi Philippines trong lần thăm viếng Manila hồi năm 2018: “Là bằng hữu láng giềng xuyên đại dương, Trung Hoa và Philippines cùng chia sẻ một sự gần gũi địa lý và một sự gắn bó keo sơn, kết nối hai dân tộc và hai nền văn hóa”. Cũng lại là lời của Tập trên mục biên tập của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Ngược lại, Việt Nam lại không có cùng quan điểm với Bắc Kinh rằng biển Đông là của Bắc Kinh. Biển Đông là của Việt Nam và VN có một chiến lược để bảo vệ từng tấc một, bằng chứng được thấy rõ qua vụ việc đang diễn ra tại Bãi Tư Chính.

Trong lúc này, Việt Nam đang thúc đẩy cho một hiệp ước nhằm đặt ra ngoài vòng pháp luật những hoạt động đang diễn ra trên biển Đông của Bắc Kinh, như việc xây các hòn đảo nhân tạo, triển khai các loại vũ khí tấn công và ngăn chận bằng hỏa tiễn, hay Vùng Định Dạng Phòng Không, một “sáng kiến” của Trung Hoa từ năm 2013.

Không biết liệu thái độ cứng rắn của Việt Nam đối với Trung Quốc có làm lung lay ý định bành chướng của Trung Quốc hay không, nhưng có một việc rất rõ rệt: Đại tham vọng của Bắc Kinh tại biển Đông đang làm hao mòn đi sự giao thoa kinh tế cũng như tăng thêm lo lắng cho các nhà đầu tư.

Forbes 

Bài viết liên quan