“Quả bom bỏ túi” nổ tung ước mơ lớn của Trung Quốc: Ấn Độ ra sức ngáng đường Bắc Kinh

TfiPost có bài viết nhận định giấc mơ trở thành hải quân nước xanh dương của Trung Quốc đã bay biến sau khi chương trình tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ được triển khai.

Là một phần trong giấc mơ nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tìm cách biến Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trở nên mạnh mẽ hơn. Ông đã giám sát sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu khổng lồ ở Trung Quốc, điều này đã làm tăng quy mô của Hải quân nước này.

"Quả bom bỏ túi" nổ tung ước mơ lớn của Trung Quốc: Ấn Độ ra sức ngáng đường Bắc Kinh

Tuy nhiên, TfiPost nhận đinh, chương trình tàu ngầm hạt nhân khổng lồ của Ấn Độ sẽ ngáng chân tham vọng trở thành Hải quân Nước Xanh của ông Tập.

Nếu Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu trở thành Hải quân Nước xanh, nước này sẽ phải thực hiện ảnh hưởng đáng kể bên ngoài khu vực Tây Thái Bình Dương. Trên thực tế, Bắc Kinh đã thực hiện một số nỗ lực để trở nên có ảnh hưởng ở Khu vực Ấn Độ Dương (IOR), nơi được coi là phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ.

Tuy nhiên, tham gia IOR vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với Hải quân PLA. Eo biển Malacca – một điểm biển hẹp chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được đánh giá là một trong những trở ngại lớn trên đường di chuyển của các tàu Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc hết lần này tới lần khác cố gắng vượt qua trở ngại những không thành bởi Hải quân Ấn Độ canh gác chặt chẽ nơi đây.

Hải quân Ấn Độ đang sử dụng các tàu ngầm tầm cỡ để kiểm soát chặt chẽ khu vực IOR

Ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện một chương trình tàu ngầm hạt nhân. Hỏa lực tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ dẫn đầu bởi hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Arihant. Tàu dẫn đầu INS Arihant (S2) được đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ vào năm 2016 và chiếc thứ hai INS Arigant (S3) dự kiến sẽ tham gia phục vụ Hải quân Ấn Độ vào cuối năm nay.

Tàu ngầm lớp Arihant chạy bằng năng lượng hạt nhân, được mô tả như là một “quả bom bỏ túi”. Nó chỉ mang 4 hầm chứa tên lửa nhưng hiệu quả cao. Điều khiến Arihant trở nên đặc biệt là khả năng hoạt động liên tục dưới biển mà không cần tiếp nhiên liệu cho đến khi hết nguồn cung cấp.

Hiện Ấn Độ đang mở rộng chương trình hạt nhân. Tháng trước, Hải quân Ấn Độ bày tỏ thái độ sẵn sàng muốn mua thêm 6 tàu ngầm hạt nhân, một động thái sẽ tăng cường sức mạnh của Ấn Độ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Ấn Độ muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực tàu ngầm. Thứ nhất, việc này giúp Ấn Độ canh gác chặt chẽ eo biển Malacca. Thứ hai, tham vọng này của Ấn Độ cũng có thể giúp lôi kéo đồng minh.

TfiPost nhận định, Trung Quốc ấp ủ giấc mơ trở thành hải quân nước xanh hùng mạnh, nhưng các tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ đang dần trở thành bước ngáng chân đáng gờm cho tham vọng ấy của Bắc Kinh.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bài viết liên quan