Cái gật đầu của TT Putin sẽ đưa viễn cảnh đen tối tới sát vách Trung Quốc

Đây là thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi” đối với Ấn Độ nhưng là một viễn cảnh tồi tệ với Trung Quốc.

Tin xấu cho Bắc Kinh: Cái gật đầu của TT Putin đưa viễn cảnh đen tối tới sát vách Trung Quốc

Nga-Ấn bắt tay, mang “cơn đau đầu” mới tới cho Trung Quốc

Theo trang tin TFI, trong cuộc tham vấn cấp cao mới kết thúc gần đây do Ngoại trưởng Nga chủ trì, New Delhi và Moscow đã quyết định xem xét khả năng xây dựng quan hệ đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với trọng tâm là khu vực ASEAN.

Bí thư đối ngoại Ấn Độ (chức vụ tương đương thứ trưởng) Harsh Vardhan Shringla bày tỏ rằng Ấn Độ rất mong muốn hợp tác với Nga tại khu vực Đông Nam Á. Sự hợp tác này có thể là một khối hợp nhất liên kết Đông Nam Á và vùng Viễn Đông của Nga.

Tổng thống Putin trước đó từng hoài nghi về cấu trúc khu vực và coi Ấn Độ-Thái Bình Dương như một công cụ nhắm tới các lợi ích của Moscow. Tuy nhiên lần này, theo TFI, các mối quan tâm của ông Putin đã được thảo luận một cách cởi mở và thẳng thắn.

Ông Shringla đã chia sẻ cách nhìn của Ấn Độ về tình hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các chuyên gia cho hay, Nga đang tiếp thu những đề xuất mà Ấn Độ đưa ra và dự kiến sẽ cân nhắc quan hệ đối tác song phương với New Delhi dựa trên các điều kiện bề mặt có thể quan sát thấy trong mô hình phát triển kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

Ấn Độ từ rất lâu đã chú trọng tới mục tiêu xây dựng một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và không phân biệt đối xử – nơi các cơ chế được đặt ra dựa trên nguyên tắc có thể được thực thi song song với các hoạt động phát triển.

Vì lý do đó, Ấn Độ coi Nga là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển của toàn khu vực. Với diện tích rộng lớn, Nga đang nắm giữ vị thế có giá trị ở Âu-Á, Viễn Đông, Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Lợi ích của Ấn Độ trong việc thiết lập quan hệ với vùng Viễn Đông của Nga có thể được xác định bằng hạn mức tín dụng mà New Delhi cung cấp cho các dự án phát triển ở vùng Vladivostok theo khuôn khổ chính sách Đạo luật Viễn Đông của Ấn Độ năm 2019.

Ấn Độ, Nga và Nhật Bản đã tổ chức đối thoại ba bên vào tháng Một năm nay nhằm mục đích tăng cường hợp tác tại vùng Viễn Đông của Nga (trong các lĩnh vực khai thác than, năng lượng, giao thông vận tải, hậu cần, du lịch và một số lĩnh vực khác). Điều đáng lưu ý là vùng này nằm gần một số khu vực do Trung Quốc kiểm soát.

Tin xấu cho Bắc Kinh: Cái gật đầu của TT Putin đưa viễn cảnh đen tối tới sát vách Trung Quốc - Ảnh 1.
Theo TFI, TT Putin đang cân nhắc đề nghị của Thủ tướng Modi về việc đóng vai trò lớn hơn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ảnh: TFI

Tăng cường hợp tác Nga-Ấn

Ấn Độ và Nga đã có lịch sử hợp tác chặt chẽ trong nhiều tổ chức quốc tế và đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, G20, BRICS.

Ông Shringla nhấn mạnh tới “sự hợp tác trong khu vực, đặc biệt là cùng với các đối tác đến từ ASEAN, các tổ chức như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Cấp cao Đông Á”. Đặt chân đến Moscow trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên năm 2021, Bí thư đối ngoại Ấn Độ khẳng định rằng việc đến thăm Nga trước tiên là điều phù hợp.

Ông Shringla cũng nhắc lại cam kết của Ấn Độ đối với một “thế giới đa cực và châu Á đa cực” – nơi không có chỗ cho những “kẻ bắt nạt”, đồng thời nêu bật mối đe dọa mà một số tổ chức khủng bố, cũng như những quốc gia tài trợ cho chúng, mang lại.

Không chỉ đề cập tới sự hợp tác giữa Nga-Ấn Độ trong tiến trình tái thiết đất nước Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, ông Shringla cho biết cụ thể rằng Moscow và New Delhi đang phối hợp trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng với Afghanistan hiện nay.

Cũng cần lưu ý tới chính sách độc lập cân bằng mà Ấn Độ đang triển khai trong mối quan hệ của nước này với Nga và Mỹ. New Delhi quyết tâm xúc tiến thỏa thuận trị giá 5,2 tỷ USD mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga, bất chấp mối quan hệ ngày càng phát triển với Washington.

Theo TFI, năng lực ngoại giao của Ấn Độ rất đáng khen ngợi nếu so sánh với Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia cũng đang đối mặt với những khó khăn từ Mỹ sau khi mua S-400.

Động thái mới đây nhất cho thấy Nga và Ấn Độ đang tăng cường mối quan hệ song phương. Moscow đã chia sẻ những lo ngại phát sinh do hành động gây hấn phi lý của Trung Quốc.

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là điểm hợp lưu của các bên có tầm quan trọng hàng đầu trong cuộc đối thoại giữa Moscow và New Delhi. TFI nhận định, Tổng thống Putin hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ hòa bình khu vực và cách duy nhất để đạt được điều đó chính là hợp tác với Ấn Độ.

Bài viết liên quan