Cớ sao mãi dung t úng cho Formosa t àn ph á Việt Nam?

For mosa có tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương). Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Nghĩa là một tháng thuê tính trên 1ha là bằng tiền trả 1 ly trà đá.

Trong đợt xả thải chất đ ộc ra biển Miền Trung gây cá ch ết hàng loạt, thay vì xin lỗi nhân dân ta, trả lời phóng viên Lan Anh, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, VTC14, Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng For mosa tại Hà Nội phát biểu mang tính chất th ách thức vào sáng 25/04/2016: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”

Ngoài thảm họa gây ra cho VN hồi tháng 4-2016 huỷ diệt toàn bộ biển miền trung, thì Formosa có chiến tích bất hảo như thế này, không hiểu vì sao người ta vẫn rước nó về:

Năm 2009, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức Quỹ Ethecon đã trao giải “Hành tinh đen” cho Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. Giải này dùng để bêu tên doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường lớn nhất trong năm.

Trong thập niên 80, tập đoàn nhựa Formosa xả 63 tấn chất đ ộc ethylendichloride vào khu vực dân cư tại Texas.

Chỉ riêng trong năm 1990, tại Mỹ có 54 trường hợp nước uống nhiễm đ ộc do Formosa gây ra.

Năm 1998, Formosa cố thải 3.000 tấn chất thải hóa học ra vịnh Thái Lan, gần cửa biển Sihaoukville, Campuchia.

Năm 2004, nhà máy Formosa tại Illinois, Mỹ nổ làm ch ết 6 công nhân và nhiều người khác bị thương. Vụ nổ làm đất, nước, không khí trong khu vực bị ô nhiễm và khiến toàn thể dân cư quanh vùng phải được di tản.

Năm 2009, các nhà khoa học tại Texas, Mỹ đo được một lượng lớn chất đ ộc trong đất và không khí ở xung quanh nhà máy của Formosa. Những nông dân trong vùng nhận thấy rõ được những thay đổi trong môi trường và thú nuôi.

Chính phủ Mỹ đã nhiều lần phạt Formosa. Năm 2000, Formosa phải đóng phạt 150.000 USD vì vượt mức ô nhiễm không khí cho phép tại Texas. Tháng 9-2009, Formosa bị Sở Tư pháp Mỹ và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phạt số tiền lên đến 13 triệu USD.

Tại Đài Loan, Formosa nằm trong top 10 công ty gây ô nhiễm nhất và “đóng góp” đến 25% tổng lượng khí nhà kính của Đài Loan.

Vào tháng 4 năm 2016, sau khi xả thải thẳng xuống biển gi ết ch ết 4 tỉnh miền Trung Nam Bộ, Formosa chỉ bị phạt “gãi ngứa” 500 triệu đô la cho hành vi gây ra thảm hoạ. Tuy nhiên, không biết vô tình hay hữu ý, số tiền phạt này lại bằng đúng con số hơn 10 nghìn tỷ đồng mà Việt Nam đã hoàn, miễn thuế cho Formosa trong năm đó.

Đến đây thì hàng loạt câu hỏi lập tức bùng n ổ:

– Tại sao quyết định hoàn, miễn thuế cho Formosa, do “thiệt hại” vào tháng 05/2014″, mà phải chờ đến năm 2016 – công ty này bị phạt 500 triệu USD vì gi ết ch ết vùng biển 4 tỉnh miền Trung mới công bố? Phải chăng đã có một âm mưu cho Formosa được hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng, gần bằng số tiền bồi hoàn 500 triệu USD của Formosa, trong khi đáng lý số tiền hoàn thuế đó phải thuộc về ngân sách nhà nước?

– Liệu có một mối quan hệ bền chặt nào giữa con số 500 triệu USD bồi thường của Fomosa với con số hơn 10 ngàn tỷ đồng mà Formosa được chính quyền Hà Tĩnh và Tổng cục Thuế hoàn lại? Đây có phải là “cơ sở” để thỏa thuận với Formosa về mức đền bù 500 triệu USD? Vậy hóa ra, Formosa chỉ “ứng” tiền đền bù để che mắt dân, còn thực chất thì số tiền đó sẽ được hoàn lại cho công ty này dưới dạng hoàn thuế – nghĩa là móc tiền túi của dân để xoa dịu, “đền bù” cho Formosa? Hóa ra, dân vừa bị mất biển, mất nơi sinh kế, sống với chất đ ộc mà còn phải trả tiền ngược lại cho Formosa vui lòng?

– Theo thông tin của báo nhà nước, chính quyền Hà Tĩnh đã cho Formosa được hoàn thuế 10,174 tỷ đồng từ năm 2014 đến 2016. Nhưng chỉ đến tháng 8/2016, Tổng cục thuế mới có văn bản trình Bộ Tài chính đề nghị thông qua cơ chế cho hoàn thuế này; phải chăng động tác của Tổng cục Thuế là nhằm hợp thức hóa việc đã rồi?

Sau sự cố xả chất thải đ ộc hại xuống biển làm ảnh hưởng môi trường ngh iêm tr ọng dẫn đến cá biển ch ết hàng loạt ở 4 tỉnh Bắc miền Trung vẫn còn gây bức xúc trong dư luận xã hội thì gần đây, Công ty Fomosa lại làm chuyện “động trời” khi hàng trăm tấn chất thải nghi đ ộc hại được chuyển lên rừng chôn lấp trái quy định bên cạnh con suối thượng nguồn.

Năm 2017, khi nói về việc Cục thuế Hà Tĩnh giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng , chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng rất b ức x úc: “Rốt cuộc Formosa đã đóng góp được gì cho Việt Nam mà được hưởng ưu đãi và hoàn thuế số tiền lớn đến mức như vậy”. Như vậy, việc vi phạm của Formosa, cả một tội tày đình như thế, cam kết bồi thường 500 triệu USD nhưng đến nay họ mới chỉ bồi thường có một nửa số tiền. Thế mà tiền miễn hoàn thuế nhà nước trả cho Formosa lại đúng bằng số tiền doanh nghiệp này phải bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường. Quá hời còn gì!

Nếu so sánh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam thì thấy vô cùng tội nghiệp cho doanh nghiệp trong nước. Chỉ cần chậm nộp thuế một chút là bị truy thu, bị phạt tới nơi tới chốn. Không ai buông cho doanh nghiệp trong nước, dù chỉ là một lỗi sơ suất nhỏ, lỗi chứng từ thì cũng bị phạt rất nặng.

“Formosa Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải khác nhau. Điều đặc biệt là cơ quan công an Hà Tĩnh cho biết các kết quả phân tích chất độc hại, Formosa Hà Tĩnh không cung cấp cho cơ quan chức năng để theo dõi xử lý hoặc không đánh giá đủ các thành phần nguy hại như chì trong bùn thải của khu công nghiệp nặng này.”, báo motthegioi viết như vậy chiều 7/5.

Chắc phải rất lâu, tầm 50 năm nữa, mới mong biển Vũng Áng tới Đà Nẵng sẽ sạch sau trận kinh hoàng xả thải của Formosa mấy năm trước. Kéo theo là những làng cá dọc biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng gần như “tuyệt chủng”, dân rơi vào thất nghiệp và bao số phận cay đắng được tạo ra và ngày một nhiều thêm. Những cảnh báo của các nhà khoa học cũng không thể thắng nổi việc “đổi môi trường lấy kinh tế” kèm theo những lời hứa leo lẻo của Formosa. Nhưng thời gian trôi đi, Formosa vẫn ngựa quen đường cũ.

Chưa dừng lại ở đó, trong chuyến kiểm tra gần đây đến Formosa, đoàn cán bộ kiểm tra thì chỉ sử dụng phương pháp “quan sát bằng trực quan”, rồi nghiễm nhiên kết luận Formosa an toàn, không có vấn đề gì. Thế này thì phải đến lạy với các bác quan chức nhà mình!

T.H

Từ khóa:
DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan