Giá như không có Formosa, có lẽ 39 người Việt không c.h ế.t và nhiều người không bỏ trốn bằng con đường “đi nhờ” container

Theo thông tin trên mạng thì đa số người c.h ế.t trong chuyến xe bão táp ở Anh Quốc, đều có xuất thân từ vùng quê nghèo khó – Hà Tĩnh, Nghệ An. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao những nạn nhân không phải là những người xuất thân từ các tỉnh thành khác trong cả nước, mà lại chỉ là Hà Tĩnh, Nghệ An vùng quê có sự ngự trị của pháo đài bất khả xâm phạm – Formosa?

Hà Tĩnh – một vùng đất nghèo nhất nước, trâu ăn sỏi, gà ăn đá người dân thì khổ không thể nói hết bằng lời. Còn nhớ 8 năm trước, 18 công nhân khai thác đá cũng bị đá đổ đè ch ết ở Yên Thành, vì chén cơm manh áo mà họ phải làm những công việc mạo hiểm không màn đến tính mạng. Nói như thế để chúng ta thấy rằng, muốn tìm ra đồng tiền ở vùng quê này rất, rất khó. Từ khi Formosa được ông Võ Kim Cự rước về, những tưởng sẽ giúp người dân có cuộc sống khá hơn. Nhưng không, cái pháo đài này góp phần đẩy người dân nơi đây rơi vào cảnh cùng cực.

Formosa xả thải, h ủy di ệt môi trường biển không chỉ tại Hà Tỉnh mà 3 tỉnh lân cận cũng bị vạ lây. Từ đấy người dân không còn kế sinh nhai tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Biển ch ết không thể ra khơi, cũng không thể xin vào các khu công nghiệp tại quê nhà, vì Formosa ưu tiên cho lao động người TQ. Rơi vào cảnh tiến thoát lưỡng nan, đi cũng không được trụ lại cũng không xong. Bao năm bám biển, giờ bắt đầu công việc mới trong các công xưởng thì những ngư dân khó mà thích nghi được. Còn bám lại thì, họ sẽ phải làm gì với những đồng tiền bồi thường chẳng được bao nhiêu, khi mà chưa kịp tới tay thì đã bị cắt xén.

Vậy là nhiều gia đình phải tha phương cầu thực, đa phần gánh nặng tài chính đổ lên đầu những người lao động chính. Những con người ấy, làm đủ các ngành nghề lao động trong nước có, nước ngoài có, đi bằng con đường hợp pháp có, bất hợp pháp có, chung quy lại là tìm công việc nào có tiền để trang trải cuộc sống. Nếu biển không ch ết liệu người dân nơi đây có phải đi tha phương cầu thực như thế không? Để rồi hôm nay những con người ấy phải ra đi lạnh lẽo nơi xứ người, xin hỏi ai đã gây ra thảm cảnh này? Chắc chắn Formosa góp phần không nhỏ.

Formosa xả thải trộm khiến biển nhiễ m đ ộc, không những dọc theo bờ mà còn lan ra rất xa ngoài khơi, nhiều chuyên gia cho rằng phải mất hàng trăm năm mới khắc phục được hậu quả này. Ấy vậy mà thay vì khắc phục hậu quả thì người ta lại đi lừa bịp người dân. Một số quan chức diễn cảnh xuống tắm biển rồi ăn cá rồi quay clip bảo dân rằng “Biển đã sạch, hãy ăn cá tắm biển đi”.

Để rồi sau hơn một năm, Bệnh viện Nhi Nghệ An phát hiện số thai nhi bị dị tật một cách đột biến, chỉ tính trong 10 tháng (từ tháng 10/2017-06/2019) bệnh viện này đã phát hiện ra 700 ca quái thai. Đấy chỉ là thống kê mẫu trong phạm vi phục vụ của 1 bệnh viện, mà bệnh viện chỉ phục vụ trong một khu vực nhỏ khoảng 1 thành phố hay một huyện thôi. Nếu tính trên toàn bộ 4 tỉnh thì chắc chắn con số không thể tưởng tượng nổi, có thể hàng ngàn.

Và nay Công an Hà Tĩnh lại nói bất lực với vi phạm xả thải của Formosa, bởi Nhà máy này đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải khác nhau. Cơ quan chức năng đã bất lực vậy thì ai sẽ cứu lấy người dân đây? Đấy lợi ích đâu chưa thấy những tác hại mà Formosa mang đã hiện rõ. Chưa bao giờ thấy một vùng quê nào mà đến thanh niên cũng không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ mảnh ruộng được giao. Phải chăng ngay tại quê nhà, cũng không còn đường sống nên những con người khốn khổ mới đánh cược cả tính mạng như thế?

Từ khi Formosa xuất hiện, việc di dân ở Nghệ – Tĩnh ngày càng quy mô hơn. Người ta phải trốn chạy vì không thể sống ở môi trường ô nh iễm ch ết người ấy.

Chính nhờ những con người nghèo khó muốn đổi đời bằng con đường đi lao động hợp pháp lẫn bất hợp pháp này, mà Hà Tĩnh mỗi năm thu về 4.000 tỷ đồng. Có lẽ nguồn ngoại tệ thu về cao cho nên các cấp lãnh đạo ở địa phương không cần tìm ra thêm một cái cây, một con gì, một nghề gì để giúp dân có thêm công việc ngoài nghề nông. Liệu có phải vì điều này mà khiến số lượng người đi lao động nước ngoài ngày càng tăng đột biến ở những vùng quê này?

Họ ra đi vì mong ước chính đáng là kiếm tiền. Ai cũng biết đi là gian khổ. Ai cũng biết đi là nguy hiểm. Thậm chí là có khi phải đánh đổi bằng tính mạng. Nhưng họ vẫn quyết ra đi. Chỉ khi nào 10 người đi mà chỉ 1 người thoát thì may ra người Nghệ Tĩnh mới dừng! Vì thế rất mong rằng các cấp quản lý ở địa phương nên tìm ra cây gì, con gì, nhà máy gì… để giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở địa phương để họ không phải đánh liều sinh mạng khi đi lao động phi pháp ở nước ngoài.

(Tường Lâm)

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan