Vốn đầu tư 10 tỷ lỗ 1 tỷ USD, Formosa chuyển giá trốn thuế?

Chuyển giá là chiêu trò của cáo công ty đa quốc gia, đây là một hình thức điều chỉnh giảm lợi nhuận bằng cách nâng giá hàng nhập để trốn thuế. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính mới đây cho biết hiện tượng chuyển giá trốn thuế vẫn diễn ra ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài – FDI. Năm 2019 có đến 45% FDI là có lời, còn lại 55% báo cáo lỗ. Một con số đáng báo động.

Khi doanh nghiệp FDI chưa bị tòa án kết tội trốn thuế thì không ai có quyền chỉ đích danh họ là trốn thuế cả. Tuy nhiên, nhìn vào con số 55% doanh nghiệp FDI báo lỗ thì phải nói trong đó có rất nhiều doanh nghiệp đang dùng chiêu chuyển giá để trốn thuế. Thậm chí trong 45% FDI làm ăn có lời ấy vẫn có những công ty dùng chiêu chuyển giá.

Được biết, tình hình xuất khẩu ở Việt Nam vẫn tăng đều, thậm chí năm 2020 là năm có đại dịch, thế nhưng trong 11 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu tăng 3,5% so với năm ngoái cùng kì, chính vì thế Việt Nam đã xuất siêu đến 20 tỷ đô gấp đôi cả năm 2019.

Mà như ta biết, FDI chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu gia tăng chủ yếu là dựa trên khối doanh nghiệp FDI chứ doanh nghiệp Việt Nam rụng như sung thời đại dịch.

Năm 2019 có đến 55% doanh ngiệp FDI than lỗ, thế nhưng năm 2020 FDI tăng mạnh đầu tư mở rộng sản xuất. Càng lỗ càng đầu tư, vô lý vậy? Thực tế sự nghịch lý này nó tố cáo rằng, các FDI đang giở trò chuyển giá trốn thuế, tuy nhiên chúng ta lại chưa có cách nào hạn chế dứt điểm được hình thức trốn thuế này trong nhiều năm qua.

Mới đây báo chí cho biết, Samsung lãi gần 4 tỷ đô, nhưng Formosa lỗ gần nửa tỷ đô. Chuyện làm ăn thua lỗ là chuyện bình thường của một công ty, tuy nhiên ở góc độ thuế thì tôi nghi ngờ Formosa đang thực hiện chiêu thức chuyển giá báo lỗ để trốn thuế, tại sao? Vì thuế VAT của Đài Loan chỉ có 5%, còn thuế VAT của Việt Nam là 10%. Nếu Formosa Đài Loan bán nguyên liệu cho Formosa Hà Tĩnh với giá cao để Formosa Hà Tĩnh có kết quả kinh doanh thua lỗ thì Formosa Hà Tĩnh né được khoản thuế VAT 10% ở Việt Nam.

Ở phía Đài Loan thì ngược lại, việc Formosa Đài Loan bán ra sản phẩm của mình cho Formosa Hà Tĩnh với giá cao kéo theo đó là lợi nhuận của Formosa Đài Loan tăng lên. Tuy lợi nhuận của Formosa Đài Loan tăng nhưng họ chỉ đóng mức thuế là 5% tại Đài loan, thấp chỉ bằng một nửa so với với VAT phải đóng tại Việt Nam.

Như vậy, qua ví dụ về Formosa thì có thể chốt lại bản chất của trò chuyển giá là gì? Đó là công ty đa quốc gia điều chỉnh giá bán cho chính chi nhánh của mình ở nước ngoài, sao cho đảm bảo rằng lợi nhuận sẽ giảm ở nơi có mức thuế cao, và lợi nhuận sẽ tăng ở nơi có mức thuế thấp để họ tối đa hóa lợi nhuận sau thuế cho công ty. Về cơ bản, chuyển giá không làm thay đổi lợi trước thuế, nhưng về lợi nhuận sau thuế sẽ được tối đa.

Cho nên với quan điểm của tôi, thì hết 90% là Formosa đang chơi trò chuyển giá để trốn thuế. Thế còn Samsung thì sao? Thứ nhất Samsung đang lãi khủng thì khó kết luận họ chuyển giá, thứ nhì thuế VAT ở Hàn Quốc bằng Việt Nam, vì vậy có chuyển giá cũng không tối đa hóa lợi nhuận, vậy thì họ chuyển giá làm gì?!

Thiết nghĩ, Formosa đến Việt Nam đầu tư, nó đã phá nát môi trường biển Việt Nam và gây ô nhiễm không khí rất nặng. Ấy vậy mà giờ đây Formosa giở trò chuyển giá trốn thuế.

Việt Nam nên quy định như Miến điện (Myanma), FDI thua lỗ trên 3 năm phải đóng cửa. Chứ ưu đãi đặc biệt, chấp nhận ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiêu chuẩn môi trường (TCVN) hạ thấp hơn Quốc tế mà vẫn không nhận được lợi ích cho đất nước thì làm hóa phá?

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan