Than cạn kiệt phải nhập khẩu từ TQ giá cao ngút trời, phát triển điện nhiệt than liệu có còn phù hợp?

Dư luận chưa hết bức xúc khi Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đào khoáng sản lên bán cho Trung Quốc thu về món nợ hơn 100.000 tỷ, thì nay người ta lại bất ngờ hơn khi nghe thông tin, than trong nước cạn kiệt VN phải đi nhập khẩu lại từ TQ với giá đắt gấp 3 lần nước khác. Câu hỏi đặt ra ở đây là, hiện VN phải nhập khẩu than với giá đắt đỏ của TQ, thì liệu việc tiếp tục phát triển điện nhiệt than theo chủ trương của nhiều năm trước đó có còn phù hợp?

Được biết, thực trạng bán rẻ quặng và khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc không hề mới mà đã diễn ra nhiều năm nay và những nhà kinh tế, nhà khoa học cũng đã lên tiếng nhiều lần. Thế nhưng vấn đề này cuối cùng không thể giải quyết và hậu quả là cạn kiệt nguồn than trong nước phải đi nhập khẩu lại từ TQ.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan cho biết, giá trị xuất cảng quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị xuất cảng quặng sang các thị trường khác. Lượng quặng và khoáng sản xuất cảng sang Trung Quốc chiếm 80% tổng lượng xuất cảng, đạt gần 1.2 triệu tấn. Nhưng khi bán sang Nam Hàn thì có giá cao gấp 10 lần so với giá bán cho Trung Quốc.

Mặc dù VN là quốc gia xuất khẩu rất nhiều than, quặng, khoáng sản nhưng giờ đây nguồn than trong nước gần như cạn kiệt. Tuy ở ngay mỏ than lớn nhất nước, nhưng nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh phải dừng 2/4 tổ máy tương ứng giảm 10 triệu kWh/ngày do thiếu hụt than trầm trọng. Hiện nhà máy này chỉ còn 8.800 tấn, không đủ để vận hành trong 1 ngày; nhiệt điện Hải Phòng còn hơn 66.700 tấn dự tính cũng chỉ đủ vận hành tối đa 5 ngày và đang đối diện nguy cơ dừng 2 tổ máy trong vài ngày tới. Những nhà máy ở tại vùng than mà còn thiếu than, thì gần 20 nhà máy nhiệt điện còn lại rải đều trên cả nước lấy than đâu mà vận hành?

Sau thời gian dài xuất cảng lượng lớn than đá, quặng khoáng sản, giờ đây Việt Nam đang phải mua về với giá đắt hơn gấp nhiều lần. Mà đau lòng nhất là VN phải nhập than từ TQ với giá cao gấp 3 lần các nước khác.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trong tháng 7 đầu năm VN chi khoảng 2,6 tỷ USD nhập 36,5 triệu tấn than. Các thị trường Việt Nam nhập than nhiều nhất là Indonesia, Nga và Trung Quốc. Riêng than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam khoảng 140.000 tấn, nhưng giá lại rất cao, khoảng 6,2 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so với giá mua bình quân của các nước khác và giá trên thị trường, trong khi nhập than từ Indonesia giá bình quân chỉ hơn 1,1 triệu đồng/tấn. Theo Bộ Công Thương, việc Việt Nam tăng nhập khẩu than với số lượng lớn chủ yếu do nhu cầu than cho các nhà máy điện lớn.

Than trong nước ngày càng cạn kiệt phải đi nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu các nhà máy nhiệt than đang hoạt động trong nước. Như vậy tầm nhìn quy hoạch của năm 2015 là dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than có nên thực hiện? Nếu quyết tâm thực hiện trong giai đoạn này liệu VN có đủ nguồn nguyên liệu cung ứng cho gần trăm nhà máy này? Chưa kể tác hại khủng kiếp của những nhà máy điện nhiệt than.

Nếu tiếp tục thực hiện tầm nhìn quy hoạch phát triển điện nhiệt than của năm 2015, thì 10 năm tới VN phải nhập 80 triệu tấn than. Chưa biết giá lúc đấy tiếp tục tăng hay hạ nhiệt, nhưng ông Trần Viết Ngãi Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vẫn kiên quyết phát triển điện nhiệt than. Ông Ngãi đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh không được phản đối dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Thế nhưng thật may mắn Thủ tướng đã gạt phăng tư tưởng này của ông Chủ tịch. Thủ tướng nhắn mạnh nếu tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận.

Gần đây nhiều thông tin về VN và Hoa Kỳ đã ký kết hợp tác phát triển năng lượng sạch được chia sẻ rất nhiều trên mặt báo. Theo thông tin từ Bộ Công thương Việt Nam đã cấp phép cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tiên tại Việt Nam. Định hướng năm 2025 định hướng đến năm 2035 phải xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận LNG nhập khẩu với khối lượng 1 đến 4 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2021-2025, tăng lên 6 đến 10 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2026-2035.

Từ việc từ chối ông Trần Viết Ngãi và hành động của VN, dường như chính sách phát triển điện than có thay đổi lớn. Phải chăng VN đang dần thay đổi định hướng, không dùng nhiệt điện than sử dụng công nghệ lạc hậu của TQ, mà thay vào đó là dự án nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng công nghệ Mỹ? Nếu thay đổi tầm nhìn quy hoạch như thế thì có lẽ tương lai không xa, VN sẽ không còn bị ô nhiễm do khói bụi và tro xỉ than từ nhà máy điện nhiệt than nữa.

Như chúng ta đã biết, nhân loại đang tẩy chay và khước từ các dự án nhiệt điện than, nói đâu xa, Trung Quốc là quốc gia đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than vì số người chết và bị ảnh hưởng từ các nhà máy nhiệt điện than lên tới hàng chục triệu người. Không chỉ TQ mà các nước phát triển cũng đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt than và phát triển nguồn năng lượng sạch. Giờ VN cũng đã dần từ bỏ nhiệt than điều này khiến dư luận vô cùng hoan nghênh.

Khi phát triển nhiệt điện than đồng nghĩa là hủy diệt môi trường sống của người dân. Hãy phát triển nguồn năng lượng sạch như điện gió hay điện mặt trời, hay nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng… Hãy thực hiện đúng tinh thần của Thủ tướng “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” cho dân được nhờ.

T.L

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan