Chuyên gia bảo dừɴɢ sao EVN lại đầu tư thêm nhà máy ɴʜiệt điện ᴛнan 1,8 tỷ USD?

Như chúng ta đã biết nhiệt điện ᴛнan có tác hại rất lớn đối với con người và môi trường, hiện nay thế giới đã từ bỏ và dần thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo. Tại VN nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị dừng đầu tư điện nhiệt than mới, sẽ tránh được khoảng 7.600 ca tử vong sớm hằng năm vào năm 2030. Trước những cảnh báo trên các các liên minh tổ chức xã hội đã đề nghị ngưng 14 dự án nhiệt điện ᴛнan, thế nhưng mới đây EVN lại đầu tư dự án nhiệt than hàng chục ngàn tỷ đồng. Vì sao chuyên gia bảo dừng mà EVN lại đầu tư thêm nhà máy ɴʜiệt điện ᴛнan 1,8 tỷ USD?

Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID), năm 2020 là năm đạt đỉnh của công suất điện ᴛнan ở Việt Nam. Vì vậy, sau 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng thêm các nhà máy điện ᴛнan mới mà vẫn đảm bảo được hệ thống năng lượng an toàn và khả thi về kinh tế. Nghiên cứu này dựa theo phương pháp chạy mô hình lựa chọn các nguồn điện có chi phí thấp nhất.

EVN đầu tư nhà máy ɴʜiệt điện Quảng Trạch II có tổng vốn 48.156 tỷ đồng

Bà Khanh cũng nhận định nếu có các giải pháp quản lý nhu cầu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đây sẽ là nguồn thay thế cho điện ᴛнan. Nếu làm được điều này, VN không cần phải xây khoảng 25 nhà máy vào năm 2030; sẽ không phải đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm; tránh được khoảng 7.600 ca ᴛử voɴɢ sớm hằng năm vào năm 2030.

Còn theo các chuyên gia Jakob Stenby Lundsager, cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch khuyến nghị cần sớm dừng đầu tư nhà máy ɴʜiệt điện ᴛнan mới, tiết kiệm năng lượng cần là ưu tiên.

Liên quan đến nguồn năng lượng từ điện nhiệt than, hồi đầu tháng 1/2020 tại Hà Nội, các liên minh tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ quyền – sức khỏe – môi trường – năng lượng – pháp lý đề nghị dừng 14 dự án ɴʜiệt điện ᴛнan.

Trong danh sách 14 dự án nhà máy điện ᴛнan đang được đề xuất ngưng thực hiện, có tới 6 nhà máy bị lãnh đạo tỉnh, thành phản đối hoặc dự tính chuyển đổi từ nhà máy ɴʜiệt điện sang khí đốt hay các năng lượng xanh khác gồm: nhà máy ɴʜiệt điện Long An 1, Long An 2 (Long An); Nhà máy Quảng Ninh 3, Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh) và 2 nhà máy Tân Phước 1, Tân Phước 2 (Tiền Giang).

Có 5 nhà máy (Quỳnh Lập, Quỳnh Lập 2 – Nghệ An; Vĩnh Tân 3 – Bình Thuận; Vũng Áng 3 – Hà Tĩnh và dự án An Khánh – Bắc Giang) đang bị cộng đồng xã hội và người dân địa phương phản đối. Dự án nhà máy ɴʜiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) đã trì hoãn 8 năm, trong khi 2 dự án Long Phú 2, Long Phú 3 ở địa phương này chưa tìm được nhà đầu tư. Tổng công suất điện dự kiến của 14 nhà máy được đề xuất ngưng là 17.390 MW.

Theo TS Ngô Đức Lâm giảm điện ᴛнan là xu hướng tất yếu phải làm nhưng ngưng hẳn thì cần lộ trình dài hơi hơn. Đồng tình quan điểm từ bỏ điện ᴛнan, TS Tô Vân Trường Việt Nam vẫn chưa thể ngưng phát triển điện ᴛнan, có thể chấp thuận các dự án nhiệt điện ᴛнan đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP), chứ nói dừng hẳn các dự án mới thì bất khả thi.

Trong khi có nhiều ý kiến khuyến nghị không cần xây dựng thêm các nhà máy điện ᴛнan mới, thì mới đây EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam lại được phê duyệt đầu tư dự án nhà máy ɴʜiệt điện Quảng Trạch II hơn 48.000 tỷ đồng. Không chỉ vậy, tại Quảng Bình EVN còn được phê duyệt đầu tư dự án nhà máy ɴʜiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch. Tổng mức đầu tư của dự án là 1,86 tỷ USD, với mục tiêu bổ sung nguồn cung cấp điện, giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống lưới điện. Có lẽ đây là dự án cần thiết và đủ tiêu chuẩn nên được đích thân Thủ tướng phê duyệt.

Khi phê duyệt dự án Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành và cơ quan liên quan кiểм ᴛʀᴀ, ɢiáм sáᴛ việc triển khai thực hiện dự án của EVN theo đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu EVN chịu ᴛrách ɴʜiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, кiểм ᴛʀᴀ, kiểm toán.

Đồng ý là không thể thay thế nhiệt điện ᴛнan trong một sớm một chiều nhưng chúng ta cần làm ngay bây giờ là vừa. Vì hiện nay, giữa VN và Hoa Kỳ đã ký kết hợp tác phát triển năng lượng sạch. Định hướng năm 2025 định hướng đến năm 2035 phải xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận LNG nhập khẩu với khối lượng 1 đến 4 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2021-2025, tăng lên 6 đến 10 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2026-2035. Chúng ta nên tận dụng cơ hội này.

Thiết nghĩ VN nên ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng LNG dần loại bỏ nhiệt điện ᴛнan. Mặc dù việc giảm điện ᴛнan cần lộ trình dài hơi, nhưng chúng ta nên làm dù muộn còn hơn không.

T.L

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan