Số ca tử vong do ung thư tại Việt Nam cao hàng đầu châu Á, “hung thủ” đến từ phương Bắc?

Một trong những nguyên khiến số ca tử vong do ung thư tại Việt Nam cao do vẫn còn nhiều người bệnh tới khám ở giai đoạn muộn.

Một bệnh nhân ngoài 30 tuổi được phát hiện ung thư phổi khi không hề bị ho cũng không đau ngực. Trước đó, bệnh nhân thấy đau cột sống thắt lưng, điều trị không đỡ. Đi khám lại được phát hiện có khối tổn thương nghi ngờ di căn xương.

Đây là một trong những trường hợp điển hình phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn dù tuổi còn trẻ. Riêng ung thư phổi, năm 2020, trên cả nước đã ghi nhận hơn 26.000 ca mắc mới, đáng lo ngại có gần 24.000 ca tử vong.

Năm 2020, bệnh viện K có hơn 83.000 lượt người bệnh điều trị nội trú, tăng 6% so với năm 2019. Đông nhất vẫn là các khoa điều trị ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, ung thư đường tiêu hóa. Hiện mỗi ngày, các cơ sở bệnh viện K tiếp nhận trung bình 2.000 người đến khám. Thực tế, số bệnh nhân ung thư có xu hướng gia tăng còn vì số người đi khám tầm soát ngay cả khi chưa có triệu chứng gì tăng lên rõ rệt.

Từ việc khám tầm soát, nhiều người đã được phát hiện, chẩn đoán ung thư sớm, thậm chí phát hiện ngay cả giai đoạn tiền ung thư. Nhờ đó có thể điều trị hiệu quả, thậm chí khỏi hoàn toàn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân nào khiến tình trạng người Việt bị ung thư cao hàng đầu châu Á?

Cách đây không lâu, Tổng cục Môi trường, khẳng định gió mùa mang theo một lượng lớn bụi từ phía Bắc đến Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí ở Hà Nội.

Ô nhiễm là bài toán chuyển động có khuyếch tán và có bị hấp thụ của khối khí bụi 3 chiều trên mắt cầu. Mô hình chuyển động của khối bụi là nhiệt động học thủy khí 3 chiều trên mặt cầu, cùng với phương trình khuyếch tán và bị hấp thụ ở tầng mặt đất bởi cây xanh và ở tầng cao bởi mưa tuyết.

Nếu 3 ngày liên tiếp không mưa, gió nhẹ thổi từ Siberia về, thì Việt Nam sẽ bị ô nhiễm không lối thoát do bụi từ Trung Quốc thổi tới. Lượng bụi mịn PM2.5 đến từ Trung Quốc lên tới 50μg/m³ và chiếm tầng cao trên 250m trên toàn Bắc Bộ, ngăn không cho bụi tầng dưới phát tán lên cao.

Do bị vành núi cao bao quanh và bị bụi Trung Quốc ở tầng trên chèn ép, mà bụi ở khắp mọi nơi đồng bằng Bắc Bộ, không thoát lên cao được, và đều bị quẩn về Hà Nội ở độ cao dưới 250m. Về ban đêm mây bụi này sà xuống gây ô nhiễm ở mức khoảng 60μg/m³. Có lúc ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội ở mức 110μg/m³.

Kết quả ô nhiễm Hà Nội đã bứt phá lên vị trí TOP những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, vượt mặt Bắc Kinh và New Delhi, có thời điểm cao gấp 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đến mức Hà Nội phải triệu tập cuộc họp khẩn và đề nghị người dân nên ở trong nhà.

Không chỉ ảnh hưởng từ bụi phương Bắc, theo nhiều nghiên cứu cho thấy các nhà máy nhiệt điện than mọc lên như nấm bao quanh Thủ đô chính là nguyên nhân của tình trạng này. Và không chỉ Hà Nội, dân cả nước đều đang đối mặt với một sự hủy hoại nòi giống đến mức báo động, khi mà bụi mịn trong không khí đã trở nên đặc quánh, đến mức khó thở.

Như ta đã biết, Bụi mịn, sát thủ giấu mặt đang từng ngày huỷ hoại sức khoẻ của chúng ta – nhưng hầu như không được mọi người quan tâm.

Tình trạng ô nhiễm bụi mịn từ các nhà máy nhiệt điện than đã được cảnh báo bao năm nay, nhưng dường như không được quan tâm và nhiệt điện than không những không bị dẹp đi mà còn phát triển thêm. Có phải chính vì chúng ta thờ ơ với vấn đề này nên hôm nay phải trả cái giá quá đắt?

T.H

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan