VN là nước duy nhất Đông Nam Á từ chối vacxin SINOVAC của Trung Quốc: Đã vui mừng, tự hào được chưa?

Tờ SCMP Trung Quốc vừa có bài báo khẳng định, Việt Nam hiện là quốc gia Asean duy nhất e dè vắc-xin Sinovac hay Sinopharm của Trung Quốc. “Quốc gia này đã bắt đầu tiêm chủng vào thứ Hai bằng vắc-xin AstraZeneca do Anh – Thụy Điển phát triển”. Các nhà phân tích cho rằng tâm lý chống Trung Quốc trong công chúng và căng thẳng ngoại giao là hai yếu tố đằng sau sự e dè đối với vắc-xin Trung Quốc.

Container chứa vắc xin Covid-19 của Trung Quốc được chuyển đến Brazil ngày 18.12

Tờ báo cho biết, Việt Nam là quốc gia có tổng số ca nhiễm Covid-19 được báo cáo thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này bắt đầu khởi động đợt tiêm chủng vào ngày 8/3 với hơn 117.000 liều vắc-xin do tập đoàn dược phẩm AstraZeneca của Anh – Thụy Điển phát triển.

Về những loại vacxin mà chính quyền đàm phán mua về sử dụng cho người dân, theo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, vắc xin AstraZeneca có tỷ lệ hiệu quả trung bình là 70%, trong khi vắc xin Sputnik V của Nga là khoảng 92%. Tại Israel, thử nghiệm thực tế về vắc xin Pfizer/BioNTech mà Việt Nam cũng đã phê duyệt để sử dụng khẩn cấp cho thấy loại vắc-xin này có hiệu quả 94%.

Trong khi đó, hãng dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc cho biết vắc-xin do công ty sản xuất có tỷ lệ hiệu quả là 72,5%. Đối với Sinovac, một thử nghiệm nhỏ hơn được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy vắc-xin này hiệu quả hơn 91%. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm trên các nhân viên y tế ở Brazil, người ta phát hiện ra vắc-xin Sinovac của Trung Quốc chỉ đạt hiệu quả 50,6%. Hồi tháng 11, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố không muốn người dân trở thành “chuột lang thí nghiệm” cho vắc-xin Trung Quốc.

Cùng thông tin trên, tờ báo Nhật Nikkei Asia ngày 28/02 cũng khẳng định, dù Trung Quốc tích cực triển khai ngoại giao vắc-xin, từng phái Ngoại trưởng Vương Nghị đến các nước Đông Nam Á như Myanmar và Philippines triển khai quảng bá vắc-xin COVID-19 do Sinovac Biotech sản xuất với ý đồ mượn đó để tăng cường sức ảnh hưởng tại khu vực này. Tuy nhiên, Nikkei Asia đưa tin, Việt Nam, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ nghiêm trọng với Trung Quốc, vì mục đích an ninh quốc gia nên thà mua vắc-xin từ các kênh khác, chứ không dự tính sử dụng vắc-xin của Trung Quốc. 

Theo Nekkei đưa tin, hiện tại Việt Nam đang đứng trước cục diện tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với chính quyền Bắc Kinh, có thể nói là ngày càng leo thang, do đó đã quyết định khẩn trương thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh về phương diện vắc-xin. Hiện tại, vắc-xin Nano Covax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen đã bắt đầu bước sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai. Nếu thử nghiệm thành công, có triển vọng được phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vào tháng 5 tới. 

Bài báo nói, Việt Nam từ chối dã tâm mở rộng sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á thông qua ngoại giao vắc-xin COVID-19. Ngày 15/1, tại một hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tính quan trọng của việc tự sản xuất vắc-xin, cam kết chính phủ sẽ hỗ trợ vắc-xin “sản xuất tại Việt Nam”.

Nguyễn Phương Linh, phó giám đốc công ty tư vấn toàn cầu Control Risks, cho biết chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc đã thất bại với Việt Nam chủ yếu là do công chúng có tình cảm chống Trung Quốc, theo SCMP.

Nếu tựa đề bài báo được chụp màn hình dưới đây là đúng, thì tin vui cho dân Việt Nam. Vì không chỉ dân Việt Nam, ngày nay hầu hết nhân loại đã mất niềm tin vào sự tử tế của Trung Quốc.

Brazil và Argentina đặt điều kiện nhẹ nhàng, hãng vaccine nào muốn làm ăn tại hai nước này thì phải ký quỹ dự phòng, lỡ xảy ra sự cố thì dùng quỹ này để bồi thường cho nạn nhân. Vậy là các hãng vaccine của TC chạy tét…

Tổng thống Macron của Pháp thì kêu gọi thận trọng với vaccine Trung Quốc, e ngại vaccine kém chất lượng có thể tạo ra biến thể chéo khó lường của virus corona trong cơ thể người được tiêm vaccine.

Thủ tướng Hunssen của Cambodia thì đá xéo, căn cứ vào giới hạn tuổi tiêm vaccine Trung Quốc thì ông quá tuổi nên không tiêm. Nhưng ông lại đặt hàng cho con dân của nước mình tiêm chủng loại vacxin này.

Theo báo chí Indonesia thì một nữ điều dưỡng Indonesia đang bị sốc phản vệ rất nặng vaccine Trung Quốc.

Theo các nhà khoa học thì vaccine TC SINOVAC chỉ tạo được miễn dịch 50,04 %, trong khi hai loại vaccine của Mỹ tạo được Miễn dịch từ 94-95% số người được tiêm. Nghĩa là tỷ lệ phòng bệnh của SINOVAC quá thấp so với vaccine của các nước khác.

Nhưng dân mình yên tâm, Trung Quốc viện trợ miễn phí vaccine Covid-19 cho 53 nước, trong đó danh sách đó không có Việt Nam. Vui mừng, tự hào được chưa?

Tổng hợp

Từ khóa: ,
DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan