Việt Nam tránh xa, quyết không cần đến vaccine Trung Quốc

Người Việt Nam được tiêm vaccine nào?

Ngày 8 tháng 3, Việt Nam khởi động chiến dịch tiêm chủng quốc gia, sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa coronavirus, – cổng thông tin Novosti mirovoi politiki loan báo. Những người được ti.ê.m vaccine trước tiên là các nhân viên y tế, tiếp đó là các s.ĩ quan và cảnh s.á.t, công an tham gia kiểm tra người bệnh và đưa họ đi cách ly. Đã có những trường hợp dị ứng với mũi tiêm vaccine. Lô vaccine Anh-Thụy Điển đầu tiên gồm 117.600 liều đã về đến Việt Nam hồi cuối tháng Hai. Đất nước dự kiến nhập khẩu 30 triệu liều vaccine này trong những tháng tới để tiến hành tiêm chủng đại trà.

Cho đến nay, tại quốc gia với hơn 97 triệu dân, ghi nhận hơn 2.500 người bị nhiễm Covid-19 và tổng cộng có 35 ca tử vong. Về cơ bản, thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus phụ thuộc vào những yếu tố sau: truy vết tiếp xúc ở bốn cấp độ, xét nghiệm chiến lược và giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang và biện pháp phong toả cách ly được nhân dân tán đồng chấp hành nghiêm túc. Việt Nam đã hành động rất mau lẹ và cứng rắn khi cần, trở thành hình mẫu sáng ngời trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus, – tờ Times of India khái quát.

Trên tờ South China Morning Post có bài viết phân tích những chế phẩm mà Việt Nam sử dụng để tiêm chủng cho cư dân. Theo dữ liệu của nhiều thử nghiệm khác nhau, hiệu quả trung bình của vaccine AstraZeneca là 70%, trong khi vaccine «Sputnik V» của Nga, được Việt Nam cho phép sử dụng khẩn cấp, chứng tỏ khả năng bảo vệ tới 92% và kết quả các giai đoạn thử nghiệm cuối đã được công bố trên tạp chí y tế danh tiếng The Lancet. Tại Israel, cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên với một loại vaccine «dự phòng» khác cho Việt Nam là Pfizer/BioNTech cho thấy hiệu quả đạt 94%. Để so sánh, công ty Sinopharm của Trung Quốc tuyên bố vaccine của họ đạt hiệu quả 72,5%, còn vaccine Sinovac có hiệu quả 50,6% trong cuộc thử nghiệm có sự tham gia của các nhân viên y tế ở Brazil. Việt Nam là nước ASEAN duy nhất chưa công bố khả năng sử dụng vaccine Sinovac hay Sinopharm của Trung Quốc.

Việt Nam cố gắng tránh xa vaccine của Trung Quốc, bất kể lời hứa hẹn của Bắc Kinh cam kết biến chế phẩm này thành sở hữu công cộng toàn cầu và dành ưu tiên tiếp cận cho các nước đang phát triển. Chính sách ngoại giao vaccine của Bắc Kinh thất bại ở Việt Nam chủ yếu là do tâm thế chống Trung Quốc phổ biến trong cộng đồng xã hội, nhưng cũng còn do nguyên nhân là chế phẩm Trung Quốc có độ tin cậy thấp, bởi để đông đảo cư dân đồng ý tiêm chủng, cần có sự tin tưởng cao vào vaccine, – tờ báo nhận xét.

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan