Vì sao Trung Quốc lại đặt một trung tâm nhiệt điện khổng lồ tại Vĩnh Tân – Bình Thuận?

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thầu Trung Quốc lại chọn Vĩnh Tân – Tuy Phong – Bình Thuận đặt một trung tâm nhiệt điện quy mô lớn nhất cả nước. Vì nơi đây chẳng có gì thuận lợi cho việc sản xuất điện, vừa cách xa nguồn cung cấp than, vừa cách xa các trung tâm tiêu thụ điện năng, nhưng lại rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Liệu phía Trung Quốc chọn vị trí này có âm mưu gì sâu xa chăng?

Ngành điện lực hiện có 20 dự án nhiệt điện đang triển khai thì có đến 15 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Nghĩa là nhà thầu làm tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua sắm đến xây dựng rồi bàn giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tư. Chỉ riêng tại Vĩnh Tân – Bình Thuận có đến 5 nhà máy nhiệt điện than: Vĩnh Tân 1; Vĩnh Tân 2; Vĩnh Tân 3; Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng, với tổng công suất là 4,400 MW. Hiện có 1 nhà máy hoạt động, 1 nhà máy chuẩn bị hoạt động, 1 nhà máy đang xây, 1 chuẩn bị khởi công.

Bảng tuyên truyền cho môi trường được dựng tại công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Thế nhưng công ty này đang từng bước hủy hoại môi trường Biển của VIệt Nam.

Trong đó có đến 3 dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc theo hình thức BOT. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do 2 Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư (Công ty Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn); Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Ban quản lý dự án nhiệt điện Vĩnh Tân làm chủ đầu tư, Công ty Shanghai Electric (Trung Quốc) làm tổng thầu; Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Công ty CP Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư (cổ đông lớn nhất là Công ty OneEnergy Ventures ltd của Trung Quốc chiếm 49%);

Được biết khu vực Vĩnh Tân xung quanh là một vùng đất chật hẹp: một bên là núi, một bên là biển, ở giữa là một dải đất hẹp, với địa hình phức tạp, vừa cách xa nguồn cung cấp than, vừa cách xa các trung tâm tiêu thụ điện năng. Để hình thành mặt bằng trung tâm nhiệt điện người ta phải tiến hành san lấp hàng trăm ha mặt biển, tốn kém rất nhiều chi phí. Thế nhưng phía TQ lại chọn nơi đây và xây dựng một trung tâm nhiệt điện khổng lồ, quy mô lớn nhất cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà phía TQ làm như thế mà không có mục đích. Vị lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thẳng thừng tuyên bố “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”. Vậy âm mưu đằng sau đó là gì?

Quốc kỳ Trung Quốc đang tung bay tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, và sẽ còn bay phấp phới ở khu vực xung yếu này trong hàng chục năm tới. Ảnh: Lê Anh Hùng

Thứ nhất đầu độc nền kinh tế VN bằng công nghệ lạc hậu. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở TQ đang ở mức báo động đỏ, nguyên nhân là do lượng khí thải của nhà máy nhiệt than gây ra. Chính vì thế hồi đầu năm, chính phủ TQ cho đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt than nhằm giảm thiểu tình trạng này. Sau khi đóng cửa các nhà máy này, thì thiết bị máy móc, công nghệ cũ của TQ sẽ được tuồn vào Việt Nam dưới vỏ bọc đầu tư. Bằng chứng là tại thời điểm đó, ở Việt Nam có rất nhiều dự án nhà máy nhiệt điện được phê duyệt rầm rộ đa phần là do phía TQ đầu tư, với giá trị lên đến vài tỷ USD như: Trung tâm nhiệt điện Long An; nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, 2…

Thứ hai “bức tử” ngành than VN. Theo ông Phạm Văn Chi, Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, cho biết một nhà máy Vĩnh Tân 2 khoảng 1,200 MW đi vào hoạt động cần 600 tấn than/1 giờ và 14,400 tấn than/ngày, tính ra một năm khoảng 5.256 triệu tấn/năm. Như vậy khi cả 5 nhà máy đi vào hoạt động với công suất 4,400 MW, chưa kể là 20 dự án nhiệt điện trong cả nước thì lượng than tiêu tốn là bao nhiêu?

Với nhu cầu lượng than khổng lồ như thế, nếu sử dụng than VN thì vừa giải quyết được bài toán than tồn đọng 12 triệu tấn than hiện nay và thúc đẩy phát triển ngành than khoáng sản. Thế nhưng những nhà máy nhiệt điện này lại không dùng than của VN mà phải đi nhập khẩu từ TQ với giá 71 USD/tấn, cao gấp 1-2 lần so với các thị trường cung cấp than cho Việt Nam như Nga (63 USD/tấn) và Indonesia (44 USD/ tấn). Khiến VN từ nước chuyên xuất khẩu than thế nhưng nay lại trở thành nước đi nhập khẩu than. Than trong nước thì cứ tồn đọng không lối thoát, nhưng vẫn phải đi nhập khẩu với giá đắt đỏ vì sao lại có nghịch lý như thế?

Thứ ba hủy hoại toàn bộ môi trường biển VN. Chúng ta có thể thấy hầu hết các nhà máy nhiệt điện của TQ đầu tư đều đặt gần biển VN như: Nhà máy nhiệt điện nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 và nhiệt điện Vĩnh Tân 1,2,3,4 cũng thế. Lý do gì khiến TQ chọn đặt nhà máy ngay sát biển mặc dù tốn nhiều chi phí để san lấp mặt bằng? Điều đó dễ hiểu vì nếu đặt nhà máy ngay sát biển, thì sẽ dễ dàng xả thải ra biển mà không cần phải tốn kém chi phí xử lý chất thải. Bằng chứng là vụ xả thải của Fomosa và vụ đổ hơn 1 triệu m3 bùn xuống biển Bình Thuận. Nghĩa là các nhà máy nhiệt điện của TQ sẽ đầu độc toàn bộ môi trường biển VN chỉ còn là vấn đề về thời gian. Liệu VN có còn rừng vàng biển bạc hay không, nếu cứ tiếp tục tình trạng này?

Thứ 4 đẩy người dân vào cảnh túng quẫn. Nguồn nước chính mà người dân Tuy Phong sử dụng là nước ngầm và nước giếng vì nơi đây có khí hậu bán hoang mạc, khô nóng, nắng nhiều, lượng mưa ít nhất trong cả nước. Thế nhưng những nhà máy này lại xử lý tro xỉ than đơn giản bằng cách quy tập vào bãi rồi tưới nước lên. Như vậy nguồn nước sinh hoạt của người dân sẽ cạn kiệt có thể dẫn đến không còn nước để thiếu nước trầm trọng. Hơn nữa các chất độc trong tro và xỉ than có hàm lượng rất cao, khi tưới nước hay gặp trời mưa chúng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm khiến toàn bộ vùng đất và vùng biển xung quanh bị nhiễm độc, bởi theo vòng tuần hoàn, cuối cùng nước sẽ chảy ra biển. Lúc đó biển bị nhiểm độc không còn cá để đánh bắt mưu sinh, không có nước sạch để uống và sinh hoạt, cuộc sống người dân nơi đây sẽ ra sao?

Bãi thải xỉ rộng hàng chục hecta của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Thứ 5 thành lập căn cứ những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng

– Với Vĩnh Tân – Bình Thuận đây là vị trí giáp biển, quốc lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển – là tuyến độc đạo nối liền Nam – Bắc, cộng thêm hải cảng lớn (Dự án Bến cảng Tổng hợp Vĩnh Tân khởi công năm 2015 vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng), rõ ràng đây là một khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng. Chuyên gia nghiên cứu về an ninh quốc phòng cũng nhận định: “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi ‘núi thò chân ra biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.

Lạ một điều là một trung tâm nhiệt điện rộng lớn như thế, sẽ cần lượng lớn lao động để đi vào hoạt động. Thế nhưng phía TQ không tuyển lao động VN mà lao động nước ngoài (chủ yếu là người TQ). Còn nhớ vụ nhà thầu GEDI rao tuyển cần 1.844 người thực hiện công việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, nhưng lại đưa ra yêu cầu tuyển dụng “trên trời” về ngoại ngữ, kinh nghiệm, nên chỉ có vài hồ sơ của ứng viên người VN. Như vậy với hàng nghìn lao động Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm ở đây, họ sẽ sinh cơ lập nghiệp, lập xóm lập phố thậm chí thành lập căn cứ quân sự trá hình nơi đây.

Phố tự trị của Trung Quốc tồn tại ngay trong lòng Việt Nam.

Khi có sự biến, lực lượng nằm vùng này đủ sức làm tê liệt hoàn toàn Trung tâm Nhiệt điện, chia cắt giao thông Bắc – Nam, tạo điều kiện cho hải quân TQ từ Hải Nam và các căn cứ quân sự ở Trường Sa ồ ạt đổ bộ qua cảng Vĩnh Tân, khống chế hoàn toàn khu vực yết hầu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này. Cùng lúc đó, lực lượng TQ nằm vùng trong dự án Bauxite Tây Nguyên và các dự án kinh tế trá hình dọc biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ đánh xuống, phối hợp với lực lượng đổ bộ và đội quân nằm vùng ở Vĩnh Tân đánh lên để chia cắt Việt Nam từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ.

Không chỉ Vĩnh Tân – Bình Thuận mà TQ đã nắm giữ được nhiều vị trí xung yếu nằm ở các vùng duyên hải của Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân, Đà Nẵng. Lúc này, VN không chỉ bị chia cắt ở Bình Thuận mà còn bị chia cắt ở chân Đèo Ngang – nơi đặt “đại bản doanh” của căn cứ quân sự Trung Quốc mang tên Fomosa Hà Tĩnh.

Trước đó nhiều tờ báo đã phản ánh tình trạng người Trung Quốc vào Việt Nam sinh sống và thành lập những khu phố riêng.

Còn ở Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải (5 dự án chính thì có đến 4 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu EPC và Dự án Cảng biển Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, cách nơi tiêu thụ điện năng chính hàng trăm km), nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên. Lực lượng TQ sẽ xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thủy tiến vào Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. Như vậy khi có biến thì cả ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ bị TQ dễ dàng khống chế.

Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Nếu không bành trướng, xâm lược nước khác thì Trung Quốc không còn là chính mình nữa. Nhưng lần này TQ đã khôn ngoan hơn là thực hiện kế sách “ không đánh mà thắng mới là thượng sách”. Rõ ràng là với VN, TQ đang chiếm thế thượng phong, nếu cứ đà này, việc VN trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương là kết cục không tránh khỏi.

Hoàng An

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan