“Nuốt không trôi” 9.000 tỷ đồng, Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn giả bệnh vẫn không trốn thoát

Cuối cùng thì ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã bị khởi tố sau sai phạm gây thất thoát 9.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước trong vụ án Mobiphone mua AVG. Quả thật là một mức phạt HỢP LÒNG DÂN trong công cuộc chống tham nhũng của cán bộ, khiến lòng tin của người dân về chiến dịch đốt lò của TBT ngày càng tăng cao.

Tóm tắt sai phạm thế này.

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà đã liều lĩnh vượt qua các quy định của Nhà nước, cùng một số cá nhân khác bỏ túi chia nhau hơn 7.000 tỷ đồng từ vụ đại án AVG, chà đạp lên mồ hôi nước mắt của hơn 4.000 cán bộ nhân viên VMS/Mobifone bao thế hệ và tham ô những đồng tiền thuế của nhân dân. Với 7.000 tỷ đồng này có thể xây hàng nghìn trường học, trạm xá, bệnh viện cho người nghèo trên cả nước (đặc biệt là các khu vực miền núi khó khăn) hoặc có thể mang lại cho Nhà nước hàng tỷ USD khi cổ phần hóa Mobifone.

nguyen bo truong nguyen bac son bi trung uong cach chuc hinh anh 1
Ông Nguyễn Băc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (đồ họa Việt Anh).

Trước đó, tại phiên họp ngày 12.7.2018, Bộ Chính trị đã kết luận về trường hợp của ông Nguyễn Bắc Son trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 – 2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể Ban cán sự đảng, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền.

 

 

Ðại án 8.900 tỷ tại Mobifone: Hạ cánh an toàn?

Ngay sau khi kỳ họp Quốc hội khóa 1 kết thúc, căn cứ chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã ký văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện dự án Tổng Công ty Mobifone mua 95% cổ phần của Đài truyền hình tư nhân AVG và “chuyển cơ quan điều tra xử lý nghiêm nếu có dấu hiệu vi phạm”.

Trong đại án AVG, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Lê Nam Trà đã sử dụng chiêu trò “quân xanh, quân đỏ” với 4 công ty tư vấn “tung hứng” để định giá công ty AVG (đang thua lỗ ngập ngụa) thành mức giá cả tỷ USD. Cũng đừng quên rằng, mức giá mà các công ty tư vấn đưa ra chỉ là để tham khảo, Mobifone (với tư cách là chủ đầu tư) là chủ thể sẽ quyết định mức giá mua bán và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Pháp luật. Tham chiếu với SCTV, một công ty truyền hình cáp với 2.5 triệu thuê bao, mạng lưới truyền hình cáp bao phủ gần cả nước cũng chỉ được định giá cỡ khoảng 4.000 tỷ đồng. Vậy một công ty truyền hình DTH/DTT công nghệ lạc hậu như AVG với 400.000 thuê bao thực, hạ tầng truyền dẫn gần như bằng không đang lỗ hàng trăm tỷ đồng/năm, được định giá ở mức 9.300 tỷ đồng theo phương pháp “chiếu khấu dòng tiền” thì có phải là điều bình thường không? Một điều quan trọng nữa là hai băng tần vô tuyến 700 mhz của AVG là tài nguyên quốc gia, phải trả lại cho Nhà nước vào năm 2017 (để đấu giá lại) và không thể được coi là một tài sản để định giá theo phương pháp “tài sản ròng”.

Cơ sở để các công ty tư vấn “xanh đỏ” định giá AVG cao chót vót là kế hoạch kinh doanh “không tưởng, thậm chí là hoang đường” của Lê Nam Trà sau khi Mobifone mua lại AVG, cụ thể: trong 2016 thì doanh thu thuần của AVG đạt 1.251 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 91 tỷ đồng và đến năm 2020, dự kiến doanh thu thuần của AVG sẽ là trên 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ đạt 1.876 tỷ đồng. Thực tế, sau 6 tháng đầu năm 2016, Lê Nam Trà mạnh miêng tuyên bố AVG (Mobi TV) đã phát triển 168 nghìn thuê bao mới và có lợi nhuận 6,4 tỷ đồng. Với những người trong cuộc, đây là những con số “đầy đau đớn” cho Mobifone.

Một AVG “nát như tương” được mua về thậm chí còn không có tiền để mua đầu thu để phát triển thuê bao mới, Mobifone phải tự lập dự án mua hơn một triệu đầu thu bằng tiền của mình và “cho không” AVG để AVG phát triển thuê bao

Nhân viên cũ của AVG bị cho nghỉ việc hoặc chuyển sang ký hợp đồng cộng tác viên với Mobifone để cắt giảm Opex cho AVG. Nhân viên Mobifone, nhận lương Mobifone nhưng phải gồng mình đi kinh doanh, phát triển thuê bao và lắp đặt đầu thu cho AVG. Nhân viên Mobifone, vốn đã phải chịu đựng nhiều đợt giảm lương, thưởng do phải gánh thua lỗ từ AVG, nay phải cắn răng mua vài bộ đầu AVG về để xó nhà chỉ để đạt chỉ tiêu phát triển thuê bao mới mà cấp trên giao.

Mobifone dồn toàn bộ nguồn lực để tẩy thua lỗ cho AVG, không phải vì mục tiêu phát triển, mà chỉ để trong ngắn hạn làm đẹp con số cho Lê Nam Trà báo cáo. Phát luật nào cho phép Lê Nam Trà dùng tiền của Mobifone (cũng là tiền của Nhà nước) để tẩy lỗ cho công ty con? Đạo đức nào cho phép Lê Nam Trà ép buộc nhân viên của mình mua đầu thu AVG rồi xếp xó nhà chỉ để phát triển thuê bao “ảo”? Với 8.900 tỷ, nếu không mua AVG, Mobifone chỉ cần gửi tiết kiệm thì sau 6 tháng cũng có 450 tỷ tiền lãi. Còn giờ đây, sau khi bỏ 8.900 tỷ để mua AVG, Mobifone phải chấp nhận rủi ro, vi phạm pháp luật để chuyển lợi nhuận từ mảng di động của mình (mỗi tháng hơn 30 tỷ, sáu tháng gần 200 tỷ) sang AVG, như vậy AVG mới có thể báo lãi 6,4 tỷ đồng trong 6 tháng. Quả là một con số đầy đau đớn.

Việc Mobifone mua AVG đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước: không lập dự án nhóm A để trình Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định giá và trình Thủ tướng phê duyệt mức giá mua bán (việc mua bán chỉ dựa vào văn bản phê duyệt chủ trương chung chung của một vài cơ quan hữu quan), như vậy, Bộ Thông tin Truyền thông và Mobifone phải chịu trách nhiệm về việc này.

Điều nực cười là các văn bản Mobifone “xin ý kiến” một vài bộ ngành đều được đóng dấu “mật”. Có vẻ như Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà đã quên một điều cơ bản: tiền vốn của Mobifone là tài sản của Nhà nước và việc mua bán tài sản Nhà nước cần công khai và minh bạch, đây không phải là tài sản của riêng họ (và họ muốn làm gì thì làm).

Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà đã liều lĩnh vượt qua các quy định của Nhà nước, cùng một số cá nhân khác bỏ túi chia nhau hơn 7.000 tỷ đồng từ vụ đại án AVG, chà đạp lên mồ hôi nước mắt của hơn 4.000 cán bộ nhân viên VMS/Mobifone bao thế hệ và tham ô những đồng tiền thuế của nhân dân. Với 7.000 tỷ đồng này có thể xây hàng nghìn trường học, trạm xá, bệnh viện cho người nghèo trên cả nước (đặc biệt là các khu vực miền núi khó khăn) hoặc có thể mang lại cho Nhà nước hàng tỷ USD khi cổ phần hóa Mobifone.

Mới đây ngày 23-2-2019, Cơ quan CSĐT của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son – nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông và Trương Minh Tuấn – phó Ban tuyên giáo, cựu bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông vì những sai phạm liên quan đến thương vụ mua bán AVG. Những sai phạm của cả hai ông được xác định xảy ra khi ông Son đang là bộ trưởng, ông Tuấn là thứ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG). Các quyết định khởi tố bị can này đã được Viện KSND Tối cao phê duyệt.

Nguồn: Dân Việt

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan