Dự án Trung Quốc chỉ mang lợi ích cho một nhóm người, nhưng á c m ộng cho cả đất nước

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của TQ chỉ mang lợi ích cho một nhúm nhỏ người, nhưng mang ác mộng đến cho cả đất nước. Sau nhiều bài học cay đắng, nhiều quốc gia đã tỉnh thức và từ chối những dự án của TQ. Liệu rằng, các quan chức VN, những người có trách nhiệm đối với dự án Cát Linh Hà Đông có kịp thức tỉnh trước lời kêu cứu của toàn dân không?

Báo Petro Times ngày 25-5-2019 dẫn lời đại biểu quốc hội, Phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội, ông Nguyễn Đức Kiên: “Với các tiêu chí mời thầu như hiện nay, chỉ doanh nghiệp Trung Quốc mới đáp ứng được”. Cũng Petro Times cho biết: “Theo ông Kiên, hiện nay, trên thế giới, không nhà thầu nước nào có kinh nghiệm thi công đường cao tốc nhiều như các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc là rất lớn và các doanh nghiệp có kinh nghiệm tương đối tốt”.

Thời báo kinh tế Việt Nam bản online ngày 27-4-2019 trong bản tin “Dự án Cao tốc Bắc-Nam: Mới chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm” có đoạn: “Các nhà đầu tư của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tới các dự án BOT cao tốc Bắc – Nam, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật”. Phải chăng người ta đang dọn đường dư luận cho việc doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu thi công đường cao tốc Bắc- Nam?

Ngày 7-3, tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc đã tiến hành tiếp xúc với Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, đề nghị được đầu tư đường cao tốc Bắc -Nam theo một trong 3 hình thức: BOT (xây dựng – khai thác – chuyển giao), EPC (thiết kế – xây dựng – chuyển giao), PPP( đối tác công tư). Việt Nam liệu có nên chào đón các nhà đầu tư Trung Quốc? Chắc chắn câu trả lời của 90 triệu dân là KHÔNG – Tuyệt đối không nên chào đón những kẻ tham lam và tàn phá.

Thực tiễn đầu tư và thi công của Trung Quốc ở Việt Nam như các dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy gang thép, bo xit…. đã khẳng định rằng, các dự án do Trung Quốc đầu tư – thi công chính xác là những dự án không có hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường, có công nghệ lỗi thời, là những gánh nặng mà Việt Nam đang phải gánh.
Có thể, khi Trung Quốc muốn đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam, họ đang âm thầm thực hiện chiến lược Một vành đai – Một con đường, một chiến lược thuần túy chính trị và đang trên đường rơi vào lặng lẽ, hay nói cách khác là đang ch.ế.t lặng lẽ. Có lẽ, Trung Quốc muốn vực dậy Một vành đai – Một con đường thông qua dự án cao tốc Bắc – Nam?

Thế giớí đã quá ngán ngẩm với bẫy ngoại giao nợ của Trung Quốc, chiến lược Một vành đai – Một con đường của Tập Cận Bình. Vào cuối năm 2018 vừa qua, Malaysia đã kiên quyết từ chối một dự án hạ tầng trị giá 23 tỉ USD của Trung Quốc. Indonesia cũng dừng đột ngột dự án xây dựng đường sắt cao tốc trị giá 5,5 tỉ USD mà Trung Quốc trúng thầu chỉ 1 tuần sau lễ động thổ, bởi chính quyền nước này lo ngại TQ sẽ vị vào những điều khoản bất lợi mà thò chân nhám nhúa vào quốc gia này. Nhiều nước đã dần thức tỉnh trước túi hầu bao rộng lớn mà TQ sẵn sàng vung ra cho các nước vay.

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có lợi gì cho nước nhận đầu tư? Chẳng có lợi gì cả. Tại Angola, Trung Quốc đã tài trợ và tiến hành xây dựng sân bay quốc tế có tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la. Dự án này theo thiết kế rất lớn, và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhưng vào thời điểm năm 2018, dự án này chỉ là những bức tường lạnh lùng. Tuy nhiên, chính quyền Angola không bao giờ phàn nàn về tiến độ rùa bò của dự án mà họ cho rằng rất có ý nghĩa với sự phát triển của Angola. Những khoản hối lộ hậu hĩnh từ giới doanh nhân Trung Quốc đã làm cho mồm miệng các quan chức nín lại.

Cộng hòa liên bang Nga cũng là một nạn nhân tồi tệ của việc người Trung Quốc tận lực khai thác gỗ ở khu vực Viễn Đông. Trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1992, mỗi năm có khoảng 10 triệu mét khối gỗ từ CHLB Nga xuất sang Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là, mỗi năm các tay chơi Trung Quốc khai thác và mua từ Nga 10 triệu mét khối gỗ quý. Quá trình khai thác theo lối tận diệt rừng của người Trung Quốc với sự tiếp tay tích cực của những người Nga tham lam đã làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái vùng Viễn Đông. Quá trình hủy diệt này đã tác động tiêu cực đến loài hổ quý hiếm Siberia: rừng kiệt quệ và không còn nguồn thức ăn nên loài hổ Siberia đã nhiều lần phải ăn thịt lẫn nhau.

Chừng đó dẫn chứng cũng đủ để nói lên rằng, đầu tư từ Trung Quốc chưa bao giờ mang lại ý nghĩa đối với một đất nước nhận đầu tư. Cũng dễ hiểu thôi, Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia có trách nhiệm. Có ai chơi với Trung Quốc mà giàu mạnh được đâu.
Chỉ có những kẻ thi.ể.u n.ăng trí tuệ, chỉ có những kẻ qu.è qu.ặ.t về tâm hồn, chỉ có những kẻ đói khát về nhân cách mới giao toàn bộ dự án hoặc một phần dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía đông cho nhà thầu Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam đừng biện minh rằng, các nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thấp nên họ trúng thầu! Đó là cách nhìn lấp liếm, đó là cách nói ngụy biện.

Hãy nhớ rằng, các nhà thầu và các nhà đầu tư Trung Quốc đem lợi ích đến cho một nhóm người nhưng mang ác mộng đến cho cả đất nước. Từ năm 2009 đến năm 2011, hai nhà báo người Tây Ban Nha là Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã tiến hành điều tra về đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài, các nhà thầu Trung Quốc ở nước ngoài. Và họ đã khám phá ra những sự thật kinh hoàng: Các nhà đầu tư Trung Quốc ở nước ngoài , các nhà thầu Trung Quốc ở nước ngoài chính là những kẻ tham lam và tàn phá. Hai nhà báo Tây Ban Nha đã viết nên thiên phóng sự điều tra lừng danh – cuốn sách La Silenciosa Conquista China xuất bản ở Tây Ban Nha vào năm 2011. Cuốn sách này được dịch giả Nguyễn Đình Huỳnh dịch ra tiếng Việt với tựa đề Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, và đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2015.

Trước khi gọi thầu cho dự án đường cao tốc Bắc- Nam phía Đông, những quan chức Việt Nam có liên quan hãy đọc cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, và hãy đến khảo sát thực địa dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông!

Đừng ch.ế.t bởi Trung Quốc!

T.H

Bài viết liên quan