Đóng thuế bảo vệ môi trường, vì sao gần 100 triệu dân lại sống trong cảnh ô nh iễm đ e d ọa mạng sống?

Liên tục tăng thuế bảo vệ môi trường bằng cách đánh lên các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước, thậm chí là thuế TTĐB với xe ô tô….thế nhưng hiện nay người dân lại sống trong môi trường ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là đe dọa cả mạng sống. Vậy xin hỏi tiền thuế bảo vệ môi trường thu được dùng để làm gì?

Môi trường Việt Nam ô nhiễm hơn Bắc Kinh?

Ô nhiễm không khí ở nước ta đang ngày trang trầm trọng, đặc biệt là tại hai TP lớn. Theo thống kê ở Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí (AQI – là tiêu chuẩn đo ô nhiễm không khí của Mỹ) được cảnh báo là cực kỳ nguy hại, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nồng độ bụi mịn năm 2017 là 40,8 micrograms/mét khối khí, năm 2018 lên ở mức 45,8, vượt 4-5 lần ngưỡng cho phép (10 micrograms trên một mét khối khí). Không khí bao trùm khói bụi đến mức, cựu ngoại trưởng John Kerry phải so sánh rằng: “Hà Nội ô nhiễm hơn Bắc Kinh, New Delhi”. Thế nhưng, Phó bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng số liệu được thu thập để đánh giá không khí của Hà Nội là không chính xác.

Còn tại TP.HCM, tình trạng ô nhiễm không khí cũng đang ở mức báo động. Độ bụi siêu mịn PM 2.5 bên ngoài nhà dân có trị số tối thiểu và tối đa là 15,4 và 75,66; trong nhà là 15,57 đến 128,95! Nhiều loại khí độc (NO2, O3, CO) có dấu hiệu vượt quy chuẩn, khiến tỷ lệ người dân mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tăng mạnh.

Người dân hai thành phố lớn của cả nước đã quen hít thở trong bầu không khí trắng đục.

Ai là thủ phạm?

Người ta cho rằng nguyên nhân chính là do xe cộ, công trường, xí nghiệp. Nhưng theo các nghiên cứu thì cho thấy các ngành công nghiệp nặng như nhà máy thép, xi măng và các nhà máy nhiệt điện than gần trung tâm thủ đô cũng là các nhân tố lớn góp phần vào lượng khí thải.

Hiện nay nước ta có khoảng 80 nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường nằm rải rác từ Bắc vào Nam. Chỉ riêng Nhà máy Vĩnh Tân từ khi hoạt động đến nay đã thải ra bụi tro xỉ than (chứa bụi siêu mịn PM 2.5) khoảng 4,5 triệu m3. Nếu đặt trên các toa tàu thì phải cần 127.000 toa, đoàn tàu tro xỉ đó có chiều dài là 1.900 km, với đầu máy tại ga Sài Gòn và toa cuối ở ga Đồng Đăng – Lạng Sơn. Như vậy thử hỏi hàng chục nhà máy nhiệt than trong cả nước thì lượng tro xỉ than chứa bụi mịn khiến không khí ô nhiễm đến mức nào?

Chưa kể Fomosa Hà Tĩnh trước đó xả thải khiến cả vùng biển miền Trung không còn sự sống hoạt động trở lại, nay thì DN xin xả thải ra biển, mai thì DN xin chôn vùi chất thải. Mức độ ô nhiễm ở TP.HCM và Hà Nội chỉ bị ảnh hưởng mà nghiêm trọng như thế, thì thử hỏi những tỉnh thành trực tiếp có các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp này thì mức độ ô nhiễm sẽ ra sao?

Đây là một cột khói của nhà máy nhiệt than, thừ hỏi hàng trăm cột khói xả thài ngày đêm như thế này thì cần thời gian bao lâu để khiến VN bị hủy diệt?

Ô nhiễm môi trường có thể cướp đi mạng sống con người

Tiếp xúc với ô nhiễm bụi mịn PM2.5 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Thậm chí là giảm 1,8 năm tuổi thọ trung bình của người dân.

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Việt Nam, có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5. Cả nước có gần 100 triệu dân thì gần như ai cũng bị hít phải khói bụi, và có nguy cơ bệnh tật. Thật khủng khiếp, rồi đây cho dù đi ra ngoài đeo khẩu trang, ăn thực phẩm sạch, uống nước khoáng, người giàu cũng như người nghèo đều phải bị bệnh do bụi PM2.5 gây ra. Cũng theo WHO trong só 10 bệnh gây chết người ở Việt Nam thì hầu hết đều có liên quan tới ô nhiễm không khí. Nếu cứ theo cái đà này thì cho tới năm 2035 sẽ có 10 vạn người chết vì ô nhiễm không khí.

Tiền thuế bảo môi trường sử dụng để làm gì?

Khói bụi từ các khu công nghiệp nặng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường. Nhưng lãnh đạo Bộ TN&MT cho rằng, tác nhân nhân chính là: giao thông, khu công nghiệp, các công trình xây dựng, và đốt rác thải, mà không hề nhắc đến những nhà máy nhiệt điện than, các doanh nghiệp sản xuất xi măng, thép ngày đêm xả thải không ngừng nghỉ ra sông, biển, khu dân cư…? Liệu sinh hoạt của người dân, khói bụi xe có làm ô nhiễm không khí bằng những gã khổng lồ này chăng?

Ấy vậy mà nhân danh bảo vệ môi trường, người ta đề nghị tăng thuế đối với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như: xăng – dầu, lên mức kịch khung, thậm chí thu thêm phí khí thải khi người dân đi ô tô, xe máy tham gia lưu thông. Tăng thuế những mặt hàng này chẳng khác nào hút cạn túi tiền người dân. Bên cạnh đó còn rất nhiều các khoản thu khác như: Nước sinh hoạt, rác thải sinh hoạt.…mà người dân phải è cổ ra đóng năm này qua tháng nọ. Thu thuế của dân để bảo vệ môi trường là điều hợp lý. Nhưng liệu tiền thu được từ dân có đủ để làm sạch môi trường hay không, trong khi 500 triệu USD cũng không đủ cơ mà? Sao không xử lý các DN ấy để chặn đứng việc tiếp tục làm môi trường gây ô nhiễm, rồi sau đó đánh thuế, thu thuế mà lại đi bòn rút túi tiền của người dân làm sạch môi trường? Việc làm này chẳng khác nào mang muối bỏ bể.

Luôn miệng bảo thu thuế để bảo vệ môi trường, nhưng hiện Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng đứng thứ 2 ở Đông Nam Á. Vậy xin hỏi, tiền người dân đóng thuế có sử dụng đúng mục đích hay được đầu tư vào các hạng mục béo bở, màu mỡ cho tham nhũng? Chắc hẳn là tiền thuế của dân đã chảy vào túi ải túi ai, nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mới có phát biểu: “Tiền thuế bảo vệ môi trường phải đưa vào ngân sách và chi lại cho bảo vệ môi trường thì người dân mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”.

Có phút giây nào chúng ta giật mình nghĩ về tử thần “siêu mịn” đang bao trùm cuộc sống, chuẩn bị cướp đi sức khỏe, an toàn, tương lai và sinh mạng của chúng ta, trong khi đã đúng đủ các loại thuế để bảo vệ môi trường hay chưa? Cần làm rõ nguồn tiền của dân đã đi về đâu? Đã dùng vào việc gì? Hy vọng đừng chảy vào túi quan tham.

(Minh Tâm)

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan