Chuyên gia Philippines: Đại dịch năm 2020 và bài học Việt Nam dạy thế giới về quản trị

Nếu có một điều có thể rút ra từ đại dịch, khi nói đến vai trò của chính phủ, thì quy mô hay mô hình chỉ là vấn đề thứ yếu, mà yếu tố quyết định là chất lượng điều hành.

Bài viết được lược dịch từ bài bình luận của nhà nghiên cứu người Philippnes Richard Heydarian đăng trên tờ Nikkei Asian Review.

Ông là tác giả của “The Indo-Pacific: Trump, China and the New Struggle for Global Mastery” (Ấn Độ – Thái Bình Dương: Trumg, Trung Quốc và sự cạnh tranh mới để trở thành bá chủ toàn cầu).

Những tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 đã hé lộ những sự thật về bản chất và vai trò lãnh đạo của chính phủ hiện đại.

Để hiểu rõ những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến kết quả điều hành thành công của một chính phủ, có thể xét đến ví dụ về Việt Nam, một trong những điểm sáng của thế giới năm 2020, ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế dương vào năm ngoái, trong khi đã thành công trong việc bảo vệ người dân từ hậu quả nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Có ba yếu tố chung có thể giải thích thành công của Việt Nam trong năm qua. Điều đầu tiên là sự đồng lòng của toàn xã hội, mà cụ thể là mức độ tin tưởng cao của người dân vào chính phủ. Từ những hành động cụ thể như đeo khẩu trang, giữ vệ sinh hay tuân thủ quy định về giãn cách xã hội, đều cho thấy sự hợp tác xã hội ở mức cao.

Trong chuyến thăm đến Hà Nội vào tháng 3 năm ngoái, tôi đã bất ngờ trước việc người dân từ mọi tầng lớp của xã hội nghiêm túc tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Và kich ngạc hơn là điều này được thực hiện mà không cần chính phủ áp dụng biện pháp phong toả toàn xã hội.

Ngay cả khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, thành công trong việc tổ chức một cách an toàn các sự kiện quy mô lớn vào giai đoạn cao điểm của dịch, nhờ vào sự hợp tác nghiêm túc và thận trọng của người dân.

Trong khi đó, tại Philippines, trải nghiệm của tôi không thể khác biệt hơn. Tại một trong những quốc gia có thời gian phong toả kéo dài và hà khắc nhất trên thế giới, tôi đã chứng kiến các điểm kiểm soát của quân đội, lực lượng vũ trang và xe quân sự xuất hiện dầy đặc chỉ vài trăm mét cách nơi tôi ở tại Manila.

Ở nhiều khu vực khác trong thành phố, sự hỗn loạn dường như xuất hiện khắp nơi. Một đồng nghiệp của tôi đã bị bắt do có hành vi kéo khẩu trang xuống để uống nước khi đang lái xe đạp dưới thời tiết nóng bức.

Đến thăm Mỹ và Trung đông vào năm ngoái, nơi nguồn lực xã hội thậm chí còn hiếm hoi hơn ở Philippines, tôi nhanh chóng nhận ra sự khác biệt với việc nhiều người đeo khẩu trang và các thiết bị bảo hộ, cũng như ý thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Điều này dẫn đến một yếu tố không kém phần quan trọng khác: sự lãnh đạo về mặt chính trị. Sự vận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội tại Việt Nam có thể được phần nào giải thích bởi những quan điểm Khổng giáo, trong đó đặt ưu tiên về nghĩa vụ của công dân và sự tôn trọng các giá trị của cộng đồng.

Tuy nhiên, việc người dân tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định về giãn cách xã hội cũng phản ánh chất lượng về vai trò lãnh đạo chính trị.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã chủ động đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 thông qua việc giải thích với công chúng bằng cách giải thích khoa học, cũng như duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ máy chính quyền các cấp và các tầng lớp xã hội. Việc quyết định dứt khoát đóng cửa biên giới với Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch cũng là một điểm đáng chú ý và khác biệt với Philippines.

Ở khía cạnh ngược lại, những xã hội có sự phân cực lớn với chủ nghĩa dân túy thường xuất hiện sự phản kháng lớn không chỉ đối với các nghĩa vụ xã hội.

Những nhà lãnh đạo dân túy như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối đeo khẩu trang, hay như Tổng thống Philippiné Rodrigo Duterte trong nhiều tháng đã phớt lờ nguy cơ trở thành đại dịch của Covid-19.

Sự hỗ trợ hiệu quả của chính phủ Việt Nam giúp xuất khẩu phục hồi và nền kinh tế tăng trưởng trên 2%, thành tích vượt trội so với mức tăng trưởng kinh tế âm hai con số ở Philiipiné và Ấn Độ.

Thực tế cho thấy Việt Nam được kì vọng sẽ là những quốc gia đầu tiên đạt miễn dịch cộng đồng, trong đó nhờ vào quá trình tiêm chủng quy mô lớn được triển khai hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa là nền kinh tế sẽ có thể đẩy nhanh quá trình tăng trưởng trong nhiều năm tới.

Điều mà đại dịch Covid-19 chỉ ra là thay vì một chính phủ với quy mô lớn, yếu tố quan trọng là chất lượng điều hành của chính phủ đó, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo chính trị, sự huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội và năng lực của các cơ quan nhà nước, điều không chỉ được phản ánh trong thời điểm khủng hoảng, mà dự báo sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.

Bài viết liên quan