Báo Asia Times: Mục tiêu chiến tranh thương mại tiếp theo của Trump là Việt Nam

Tờ Asia Times hôm 16/07/2019 đăng bài viết “Trump’s next trade war target: Vietnam” cảnh báo mục tiêu tiếp theo của Trump trong thương chiến Mỹ – Trung chính là quốc gia tưởng chừng như hưởng lợi trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã đột ngột trở thành kẻ thua cuộc bị áp thuế quan cao tiếp theo. Để rộng đường dư luận, xin gửi đến độc giả toàn văn bài viết:

Ai cũng cho rằng Việt Nam là một trong những nước chiến thắng thương mại lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, vì chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc bị áp thuế và hướng tới quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một ngân hàng, mức lợi có thể đã tăng thêm 8% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã chấm dứt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng mức thuế trừng phạt mới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Vào tháng 5, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, một chỉ định có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt nếu có bằng chứng. Mối đe dọa đó đã được đặt ra vào tháng này với việc áp đặt thuế ở mức trên 400% đối với hàng nhập khẩu thép của Việt Nam vào Mỹ có nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan.

Bước tiếp theo Hoa Kỳ có thể áp thuế trừng phạt đối với một số hàng nhập khẩu của Việt Nam dựa trên cáo buộc Hà Nội đang cho phép các sản phẩm Trung Quốc đổi thành hàng hóa Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ để lách thuế của Mỹ đối với Trung Quốc, trong quá trình gọi là “trung chuyển.”

Một số nhà kinh tế dự đoán, chẳng hạn, nếu Mỹ áp thuế 25% lên hàng xuất khẩu của Việt Nam, như đã làm với Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia, thì động thái này sẽ khiến xuất khẩu của Hà Nội giảm một phần tư và thiệt hại hơn 1% GDP. Các nhà phân tích cho rằng, điều đó có thể xảy ra trong bối cảnh tháng trước Trump gay gắt cho rằng Hà Nội “gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” về thương mại và rằng “Việt Nam lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc.”

Lời chỉ trích đó nhằm vào thặng dư thương mại tăng cao của Việt Nam với Mỹ, hiện đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD vào năm ngoái, tăng nhẹ so với năm 2017 và bất chấp nỗ lực ráng mua thêm hàng Mỹ của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đạt 21,6 tỷ USD, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Vượt lên trên những lời hoa mỹ, thuế quan mới của Mỹ đối với Việt Nam thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ, một điều khiến các quan chức Việt Nam mất cảnh giác trong bối cảnh xu hướng song phương mạnh mẽ dưới thời chính quyền Trump.

Vào tháng 2, khi Hà Nội tổ chức vòng đàm phán hòa bình Mỹ-Triều lần thứ hai, Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho chủ nhà Việt Nam. “Các bạn đã có rất nhiều tiến bộ và thật tuyệt vời cho cả thế giới chứng kiến,” Trump đã nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi đề cập đến tình bạn giữa hai nước.

Ngay sau khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2016, Việt Nam là một trong những mục tiêu than phiền đầu tiên của ông rằng một số quốc gia duy trì thặng dư thương mại lớn, bất bình đẳng với Mỹ. Những lời phàn nàn đó đã được xoa dịu phần nào sau khi ông Phúc đến thăm Trump tại Nhà Trắng vào cuối năm đó với đơn đặt hàng máy bay Boeing trị giá hàng tỷ đô la.

Nguồn tin giấu tên nói rằng họ cảm thấy bối rối vì những thất thường của ông Trump. Trong hai năm qua, Trump đã làm như thể Việt Nam và Hoa Kỳ là những người bạn thân nhất, một quan chức Việt Nam nói với Asia Times.

Các quan chức nói rằng không rõ liệu chính quyền Trump có xác thực về mối đe dọa trừng phạt trong tương lai đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam hay không, hay liệu đây có phải là một chiến thuật đàm phán kịch tính để có được nhiều nhượng bộ hơn.

Các nguồn tin nói rằng Việt Nam đã thực hiện các loại cam kết liên quan đến thương mại mà họ nghĩ rằng Washington ủng hộ, và những nhận xét mới nhất của Trump, chỉ có thể nhằm mục đích đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết thương mại đó. Ví dụ, dự luật đặc khu dã làm dấy lên các cuộc biểu tình hiếm hoi trên toàn quốc vào năm ngoái vì nhiều người dân nghĩ rằng sẽ cho phép các công ty Trung Quốc mua nhiều lớn đất Việt Nam, hiện đã bị hoãn vô thời hạn.

Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội gần đây đã kêu gọi các cơ quan chức năng kiềm chế đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, vì các đại biểu quốc hội cho rằng Hà Nội nên chấp nhận kỹ lưỡng hơn các dự án đầu tư nước ngoài.

Chính quyền Việt Nam cũng đã tăng cường kiểm soát đối với các sản phẩm của Trung Quốc đang được trung chuyển qua Việt Nam đến Mỹ, nhằm lách luật về thuế quan đã khiến Mỹ vô cùng phẫn nộ.

Ở một mức độ nào đó, Việt Nam đã giảm thiểu cái giá lệnh trừng phạt có thể có của Mỹ bằng cách ký các thỏa thuận thương mại với các đối tác khác. Đầu năm nay, Việt Nam chính thức trở thành một phần của Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về cải cách đối tác xuyên Thái Bình Dương- CPTPP, một hiệp ước thương mại đa phương mà Trump đã rút Hoa Kỳ ngay sau khi trở thành tổng thống.

Ngoài ra, vào ngày 30 tháng 6, Việt Nam cuối cùng đã ký một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu sau nhiều năm đàm phán kéo dài. Theo ước tính, thỏa thuận này sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu từ 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 7 năm, tăng từ 71% khi thỏa thuận được ký kết, có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 20% vào năm 2020. Năm ngoái, EU đã mua hàng xuất khẩu của Việt Nam trị giá 42,5 tỷ đô la.

Tuy nhiên, việc Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam không có sơm khả năng thay đổi. Năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu 49 tỷ đô la hàng hóa Việt Nam, trong khi chỉ xuất khẩu 9,6 tỷ đô la sang Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Mỹ đã tăng vọt lên 25,8 tỷ USD, so với 18,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, bằng chứng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến thương mại.

Vào tháng 6, ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản đã ước tính rằng Việt Nam đã đạt được mức tương đương 7,9% GDP từ chuyển hướng thương mại và dịch chuyển chuỗi cung ứng do vụ lách luật Mỹ-Trung gây ra. (Người hưởng lợi lớn thứ hai là Đài Loan, nước đã tăng khoảng 2,1% GDP, nghiên cứu cho thấy.)

Một số nhà phân tích tin rằng phản ứng của Washington với các hoạt động thương mại của Việt Nam là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là việc họ cho phép các công ty Trung Quốc sử dụng Việt Nam làm nơi ngụy trang hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ.

Việt Nam, hiện là một trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ đơn giản là được yêu cầu tuân thủ các quy tắc tương tự mà Hoa Kỳ mong đợi từ các đối tác thương mại khác – lý do tương tự dẫn đến tình trạng xung đột thương mại Mỹ-Trung.

“Mọi quốc gia châu Á công nghiệp hóa nhanh đầu tiên được Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của phương Tây yưu ái và sau đó, khi sức mạnh thị trường của họ trở nên ghê gớm, thì sẽ bị buộc phải tuân theo các quy tắc thương mại quốc tế, ông David Brown, một chuyên gia về Việt Nam phân tích trên trong Tạp chí Chính trị Thế giới tháng này.

“Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều đã vượt qua rào cản này nhiều năm trước, không có gì đáng lo ngại. Việt Nam vẫn đang bị thử thách, và phải tìm ra kỷ luật tự giác để ưu tiên cho lợi ích lớn hơn của mình,” nhà cựu ngoại giao Mỹ nói thêm.

Địa chính trị, tuy nhiên, là vấn đề khó hiểu. Hà Nội đã được hưởng ưu đãi của Hoa Kỳ trong nhiều năm vì tầm quan trọng chiến lược của họ đối với lợi ích của Mỹ, bao gồm cả Trung Quốc ở Biển Đông.

Khi cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra chính sách xoay trục của mình đối với chính sách châu Á đầu thập kỷ này, Việt Nam được coi là một đồng minh mới quan trọng vì đây là một trong số ít các nước tuyên bố phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng hải.

Các quốc gia phương Tây phải bảo đảm mối quan hệ thân mật với Việt Nam vì sự cần thiết phải ngăn chặn sự gia tăng khu vực của Trung Quốc. Việt Nam đã sẵn sàng phô trương vị trí này để hưởng được những nhượng bộ từ phương Tây trong khi thường vờn với cả Mỹ và Trung Quốc để tối đa hóa lợi ích ngoại giao từ cả hai.

Những bước đi gần đây của ông Trump đã chắc chắn và bất ngờ làm cho Hà Nội bị đe doạ. Các nguồn tin cho biết bộ máy quan liêu của họ đang làm việc hết sức để cải cách hệ thống giấy phép xuất khẩu, đồng thời nghiên cứu các cách thức mới để giảm thặng dư thương mại.

Không có gì bí mật khi Hoa Kỳ muốn Việt Nam mua thêm các thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất, và tránh xa nhà cung cấp vũ khí truyền thống của mình là Nga. Mua một bộ đệm lớn cho phần cứng quân sự mới của Mỹ chắc chắn sẽ được Washington xem xét tử tế như một động thái giúp thu hẹp thặng dư thương mại Hà Nội trong khi củng cố thêm quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt.

Khánh Anh dịch

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan