Vụ c.ư.ỡ.n.g ch.ế Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền Tân Bình sai hay dân sai?

Vụ chính quyền Tân Bình c.ưỡng c.hế khu đất vườn Rau Lộc Hưng cho giao cho Công ty T&T thực hiện dự án “Xây dựng cụm 3 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia” được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều người cho rằng đây là vụ Thủ Thiêm thứ 2 vì chính quyền Tân Bình dẫm lên vết xe đổ của chính quyền TP cách đây hơn 20 năm. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc cưỡng chế đất của gần 200 hộ dân Lộc Hưng là chính quyền sai hay dân sai? 

Khu đất Lộc Hưng thuộc sở hữu của ai?

Giải tỏa vườn rau Lộc Hưng để làm gì?

Được biết, quận Tân Bình sẽ triển khai xây dựng trường công lập gồm: Trường Mầm non, TH, THCS, và khu công viên cây xanh trên khu đất vườn rau có quy mô là 50.308,7m2. Dự án này được giao cho Công ty T&T với hình thức Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Nhưng sau này lại thay đổi  chuyển về vốn thành phố. Tức không dùng BT mà lấy nguồn trực tiếp từ ngân sách nhà nước! Hiện tại dự án đang chờ thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, với vốn dự kiến hơn 1.000 tỉ cả đền bù giải tỏa, con số trước đây do Sở Xây Dựng Tp.HCM duyệt dự án là 800 tỉ.

Vào tháng 9.2017, Quận ủy gửi công văn xuống các đơn vị huy động lực lượng chuyên trách diễn tập cưỡng chế, thu hồi đất Vườn rau. Sau đó, UBND Tân Bình còn tổ chức cả mấy đợt tiếp xúc các hộ dân để tuyên truyền, vận động..vv. rầm rộ cả tháng trời. Thưng nhưng vấp phải sự phản đối của các hộ dân vì họ cho rằng đất ở đây là do ông cha để lại chứ không phải đất công.

Đất Lộc Hưng của dân hay chính quyền TB?

Sau khi tiến hành thu hồi đất thực hiện dự án một số người cho rằng chính quyền Tân Bình đang cướp đất dân. Vậy khu đất thuộc sở hữu của dân hay chính quyền TB?

Theo như nhà báo Cù Mai Công nhà ở khu cận Vườn Rau, gia đình Bắc di cư từ 1954 cho biết: “Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): “Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn”.

Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Q.8…) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng, dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài; không vốn buôn bán như dân Ông Tạ đã tranh thủ trồng rau kiểu tranh thủ đất trống trong Trạm phát tín của chính quyền Sài Gòn.

Khoảng năm 1973, 1974, thương phế binh VNCH sau khi cắm dùi chiếm đất khu đường Hoàng Văn Thụ hiện nay, đoạn từ ngã tư Bày Hiền đến Lăng Cha Cả đã nhào vô khu Lộc Hưng cắm dùi nhưng bất thành vì chính quyền lúc đó ngăn chặn quyết liệt.

Người đàn ông nằm trước máy ủi phản đối cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2018 Photo: RFA

Thế là bà con khu này lại tiếp tục trồng rau và đi lễ ở một vài nhà thờ, đền thánh nói cho ngay khá khiêm tốn so với các nhà thơ, đền thánh Công giáo quanh ngã ba Ông Tạ. Đất công thì rõ ràng rồi. Ở phái ngoài mặt tiền đường CMT8 thì đất có sổ đỏ từ lâu, còn bên trong chưa có sổ đỏ. Tức người dân sinh sống nơi đây là lấn chiếm đất công, dù họ đã ở, sinh sống nơi đây từ 1954, tức tới giờ người ở lâu nhất đã 65 năm – mấy thế hệ.

Vì sao lại xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân?

Thực tế, những thế hệ đầu tiên sống ở nơi đây gần như đã về đất, giờ toàn thế hệ sinh sau đẻ muộn lớn lên với tiếng kinh cầu xứ nghèo và “vườn rau xanh ngắt một màu” thì họ cho rằng đây là nhà mình, đất cha mẹ, ông bà mình để lại cũng dễ hiểu.

Và càng dễ hiểu hơn khi bà con ở đây tin chắc đây là đất của mình khi cho rằng mình đã đóng thuế 20 – 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý…; đất vườn rau sử dụng đất 1954…”. Bà con cho rằng theo Luật Đất đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Nếu nhà nước thu hồi xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy – tức sống thực tế hơn nửa thế kỷ.

Với quan điểm ấy, nên những người dân nơi đây đã không chịu rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tuyên truyền, vận động mọi cách đều không hiệu quả và cuối cùng chính quyền Tân Bình phải dùng hạ sách và xảy ra mâu thuẫn.

Đấy là mấu chốt dẫn đến tranh chấp giữ chính quyền và người dân. Thiết nghĩ đất là đất công chính quyền lấy lại xây dựng dự án công phục vụ cho người dân là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cách làm của quận Tân Bình hoàn toàn sai lầm. Chúng ta nên nghĩ ra nhiều cách để làm sao người dân tự nguyện trả lại đất chứ đừng đối đầu, bởi trước đó đã có rất nhiều tiền lệ như vụ Đồng Tâm, Tiên Lãng, dù đất không phải của dân nhưng họ vẫn chống đối đến cùng. Cái sai nữa là chính quyền trước đó đã quá nhân nhượng để cho người dân sinh sống tạm thời trên đất công, nếu chính quyền cứng gắng hơn sẽ không có chuyện như ngày hôm nay.

Ở Mỹ không có cưỡng chế.

Thực tế, chúng ta có thể học tập ở Mỹ, bởi đất nước của này không có cưỡng chế. Minh chứng rõ nét nhất là vụ ông chủ bất động sản muốn mua mảnh đất để xây dựng văn phòng tại Seattle (Mỹ), để xây dựng văn phòng được vuông vắn nên ông chủ BĐS đề nghị mua luôn ngôi nhà nhỏ đã cũ nát bên cạnh, nhưng chủ sở hữu không đồng ý. Họ không mượn tay chính quyền c.ưỡng chế như các ông chủ bất động sản ở Việt Nam, mà người này đành xây tòa nhà thành hình chữ U bao xung quanh cái nhà nhỏ.

Đấy là những bài học đất giá có thể tham khảo để hạn chế xảy ra mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân trong vụ tranh chấp đất đai.

(Nguồn: FB Dân Việt Nam)

Bài viết liên quan