Trịnh Văn Quyết ra sức thay mặt Bắc Kinh khống chế đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

Cách đây 3 năm, cả nước phản ứng vì thông tin tỉnh Quảng Ngãi dự định thuê một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc xây dựng đồ án quy hoạch đảo Lý Sơn. Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng: nhìn ra bao quát cửa ngõ Biển Đông, nhìn vào là vị trí xung yếu của miền Trung, nếu để một tập đoàn nhà nước Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn thì khó ai có thể an lòng.

Câu chuyện trên chưa kịp chìm xuồng, thì mới đây, thông tin Quảng Ngãi vội vàng giao vùng đất chiến lược Bình Châu – Lý Sơn cho Tập đoàn FLC làm dự án du lịch bằng tiền vay Trung Quốc đang làm bức xúc dư luận tuần qua.

BÌnh Châu, Lý Sơn nổi tiếng trong lịch sử với nghề cá truyền thống và những hải đội Hoàng Sa, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên vùng biển này. Với ngư dân Lý Sơn, vùng biển Hoàng Sa nhiều thế kỷ qua giống như sân nhà của họ. Nhưng kể từ khi Trung Quốc bao vây Biển Đông và ra sức ngăn cản bằng vũ lực, dâm tàu, cướp bóc, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt trên Biển Đông, nghề cá của Bình Châu, Lý Sơn gặp kiếp nạn. Nhiều gia đình ngư dân mất của, mất người, không còn điều kiện ra biển nữa. Tuy vậy, Lý Sơn, Bình Châu vẫn luôn là biểu tượng, lịch sử và thực tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của người Việt từ nhiều thế kỷ qua.

Dự án du lịch cao cấp của FLC với tiền vay Trung Quốc nay có khả năng xóa sổ ký ức ít ỏi còn lại về những đội hùng binh Hoàng Sa trong lịch sử cũng như nghề cá truyền thống Bình Châu – Lý sơn tại vùng biển Hoàng Sa.

Điều đáng nói, không rõ vì lý do gì mà UBND tỉnh Quảng Ngãi vô cùng sốt sắng ứng trước 500 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án của FLC dự kiến sẽ khởi công ngày 19/05/2018. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhà đầu tư không cần bỏ tiền ra trước, chỉ ra lệnh, thì lập tức cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi nhanh chóng vào cuộc và lấy tiền thuế của dân ra để ứng trước cho việc giải phóng mặt bằng. Nói giải phóng theo thuật ngữ tự điển là làm cho đời sống người dân tốt hơn sau khi di dời, nhưng ở đây dự đoán có nhiều điều oan khiên sẽ ập đến cho người dân 2 huyện Bình Sơn và Lý Sơn của Quảng Ngãi.

Huyện đảo Lý Sơn có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm đến yêu thích của Tàu Cộng?

Nhiều nguồn tin bên lề từ các bạn học luật với ông Trịnh Văn Quyết cho hay, bản thân Trịnh Văn Quyết chẳng có tiền đồng nào, nói tập đoàn cho oai chứ năm 2008 mới thành lập kiểu “tay không bắt giặc”. Được thời, nhờ các thế lực ngầm chống lưng, rót tiền mà phất lên. Không những gần gũi với ông Trịnh Văn Chiến của Thanh Hóa – bởi thế nên y mới dễ dàng thâu tóm hàng loạt đất vàng của Thanh Hóa mà không cần đồng nào, ngân sách tỉnh thậm chí còn làm đường sẵn tới tận dự án của y. Trịnh Văn Quyết còn có mối quan hệ thân thiết với Tàu Cộng, vay nợ hàng trăm tỷ đồng của Ngân hàng Trung Quốc chỉ trong một cái búng tay. Tất nhiên, đằng sau đó là những điều khoản “đen” nào thì nhiều người cũng có thể đoán được. Hiện FLC của Trịnh Văn Quyết đã chính thức đánh tiếng sẵn sàng nhượng cả dự án – tất cả đều nằm ven biển và có địa thế hết sức quan trọng trong việc phòng thủ quân sự và bảo vệ đất nước – cho nhà đầu tư nào có nhu cầu. Rõ rồi, những vùng biển chiến lược đó, còn ai có nhu cầu chiếm hơn cả ngoại trừ Tàu Cộng đây?

Trở lại dự án ở Quảng Ngãi, để bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn FLC thì hơn 2.000 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có 790 hộ phải di dời nhà cửa, tái định cư. Về đất quốc phòng (0,77 héc-ta) thì ngoài Đồn biên phòng xã Bình Hải, còn có một ngôi chùa, ba nhà văn hóa thôn, một trường tiểu học và một trường mầm non cũng sẽ phải bị đập bỏ, di dời.

Trong số 12 công văn hỏa tốc mà lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi sốt sắng ban hành chỉ trong vòng 45 ngày liên quan đến dự án của FLC, thì công văn ngày 18/4 là gây nhiều mối quan ngại nhất khi “yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc”, di dời đồn biên phòng, mỗi 8km mở 1 lối đi xuống biển… Đồng thời, để “phục vụ” FLC, tỉnh Quảng Ngãi còn đề xuất cho doanh nghiệp này ứng 500 tỷ đồng để khẩn trương bồi thường giải phóng mặt bằng cho kịp khởi công vào ngày 19/5.

Chưa nói đến bài học mà tỉnh Quảng Bình cho FLC ứng gần 200 tỷ để giải phóng mặt bằng, sau bao nhiêu năm mới trả được 70 tỷ rồi… im luôn và câu hỏi liệu điều ấy có lặp lại đối với Quảng Ngãi. Thì nỗi lo về an ninh quốc phòng, nhất là trong bối cảnh chủ quyền biển đảo, thì có lẽ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi nên cân nhắc lại, bởi trước mắt, là hại nhiều hơn lợi.

Quảng Ngãi đang vào Hạ. Mùa này lẽ ra người dân sẽ nghe những con ve sầu kêu ve ve ra rả. Nhưng thực lạ, một cơn cuồng phong ở đâu ập đến với bầu trời xám xịt như trong mùa giông bão, mặt nước biển đục ngầu giận dữ, bà con chỉ còn viêc ngước mặt lên trời mà gọi Trời ơi! Một góc khác ở thành phố Quảng Ngãi, các biệt phủ xe con lui tới liên tục. Người dân nghe nhiều tiếng cười vui rôm rả.

Liệu chính quyền các tỉnh thành đang sốt sắng, cả bộ máy vào cuộc để FLC làm dự án có bao giờ tự hỏi: Vì sao Trịnh Văn Quyết liên tục đến các tỉnh thành ven biển để làm dự án? Các dự án trong đất liền của Quyết thì làm chơi, thậm chí để hoang nhiều năm không động đến, vậy mà các resort ven biển thì đua nhau mọc lên như nấm, gần như rải đều khắp đất nước, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung hiểm yếu. Vì sao hãng hàng không của Trịnh Văn Quyết là Bamboo Airlines, nhắc đến Bamboo – người nước ngoài sẽ liên tưởng đến Việt Nam hay đến hình ảnh gấu trúc Panda và cây tre? Rồi thì việc Quyết được Ngân hàng Trung Cộng rót vốn quá dễ dàng, lấy gì đảm bảo? Phải chăng là những bãi biển miền Trung, resort cao cấp ven biển, đất đặc khu, casino đã có giấy phép? Và có ai tự hỏi, vì sao chỗ nào càng có vị trí hiểm yếu về phòng thủ, an ninh quốc phòng thì Trịnh Văn Quyết càng “chơi lớn”, xây dựng những siêu dự án nghỉ dưỡng hay không?

Những năm qua, dự án của FLC chỗ nào dân cũng phản đối khắp các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình… Đến đâu, FLC cũng dùng chiêu dụ dỗ rằng, thu hút con em địa phương, chuyển đổi ngành nghề, nhưng thực chất chỉ toàn là ép dân để lấy đất, đẩy người dân vào chỗ trắng tay. Để rồi tiếp theo đó là cả hệ thống chính quyền tỉnh vào cuộc, “cấp tốc” di dời giao đất cho Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí không cần thu một xu, xuất ngay ngân sách để phục vụ cho doanh nghiệp này. Tỉnh ép xuống huyện, huyện ép xuống xã, xã ép xuống thôn. Tại sao thế?

Rồi đây, chắc chắn người dân Lý Sơn sẽ “đổi đời”, không còn ra biển nữa, họ chỉ cần học nói tiếng Tàu, đổi đời bằng cách phục vụ khách du lịch Trung Quốc tràn ngập như nước lũ, phục vụ cho chúng để nhận lại những đồng Nhân dân tệ. Những ngôi mộ gió của cha ông, miếu âm hồn thờ cúng lính Hoàng Sa, các dòng họ nổi tiếng của đội hùng binh được triều đình phong tặng … nay trở thành địa chỉ du lịch, giải trí cho những người khách từ quốc gia luôn có dã tâm cướp biển, cướp đảo và cướp đi sư sống bình yên của vùng đất này.

Họ đã thắng mà chẳng cần pháo hạm, tên lửa, tàu sân bay. Chỉ bằng nhân dân… tệ. Càng nhiều tệ càng mau thắng.

Nguồn: FB Hung Nguyen

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan