Tiết lộ lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng bắt tay với tỷ phú Nguyễn Đăng Quang

Đi kèm vối thông tin hệ thống Vinmart, Vinmart+ báo lỗ, là việc sang tay các chuỗi cửa hàng này cho Masan. Đây được đánh giá là thương vụ bom tấn của năm. Thế nhưng nhiều người đồn đoán rằng do thua lỗ nên tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới sang tay cho tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – ông chủ Masan. Liệu đây có phải là sự thật?  

Vinmart, Vinmart+ (là chuỗi bán lẻ Việt lớn nhất cả nước) và VinEco là hai đứa con cưng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trong bước phát triển thần tốc của mình, Vinmart đã mua lại Ocean Mart, FiviMart và lập mới hàng nghìn điểm bán trên toàn quốc chỉ trong 1 thời gian ngắn. Bước đi này cũng đã ngăn chặn phần nào quá trình xâm nhập thị trường của hệ thống 7Eleven, Circle K, Lotte…

Vinmart ra đời đã gánh 2 sứ mệnh cùng lúc: Giải quyết dòng tiền mặt cho Vingroup và chặn bước tiến của các tập đoàn bán lẻ ngoại quốc tại Việt Nam. Nói rõ hơn, khi bạn gửi hàng vào bất kỳ siêu thị nào (chứ không chỉ Vinmart) thì đều phải chịu chậm thanh toán 45-90 ngày. Nghĩa là, dòng tiền mặt mà siêu thị thu về, họ chưa trả ngay mà có thể sử dụng trong khoảng thời gian ấy.

Thế nhưng dù là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường so với các đối thủ khác nhưng mãi đến năm 2017, doanh thu của chuỗi Vimart+ đạt trên 10.000 tỷ đồng song mảng kinh doanh này của Vingroup vẫn không thể báo lãi. Theo báo cáo tài chính, 9 tháng năm nay Vinmart đem về 23.500 tỷ doanh thu và “đốt” mất gần 3.500 tỷ đồng lỗ.

Điều đáng nói là Vinmart đang trong quá trình mở rộng thần tốc, mỗi ngày mở 2-3 cửa hàng trên toàn quốc hiện có 2.500 cửa hàng rồi thâu tóm loạt thương hiệu bán lẻ khác thì việc lỗ kế hoạch là bình thường. Trong khi VinEco thì có 3.000ha đất nông nghiệp. Nhìn dài hạn, bán lẻ trong quy mô thị trường 100 triệu dân thì quá ngon.

Thế là khi Masan sẽ nắm quyền chi phối hệ thông Vinmart, còn Vingroup là cổ đông, thì nhiều người đồn đoán rằng tỷ phú Vượng thấy lỗ nên phải bán vội. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Masan có ngu khi quyết mua Vinmart để ôm đống lỗ? Đương nhiên là không, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang không phải dạng vừa, trước đó ông có nhiều chiêu trò truyền thông bẩn hạ nước mắm truyền thống để độc chiếm thị trường. Như vậy nguyên nhân sang tay Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là gì?

Trong thư gửi cho nhân viên, Vingroup cũng nói rằng muốn dồn toàn tâm toàn lực cho cuộc chơi quốc tế đó là VinFast (ôtô – xe máy) và công nghệ (điện thoại, tivi, dữ liệu…). Giờ thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Vingroup đã có tình yêu và mối bận tâm mới là Vinfast và Vinsmart. Hai siêu dự án này cần dồn hết tâm sức và tài chính vào nên việc phải bán cái gì đó là điều tất yếu.

Như vậy, chia tay với bán lẻ và nông nghiệp, Vingroup chính thức tập trung vào định hướng là một tập đoàn công nghiệp, công nghệ.

Hi vọng, 2.600 điểm Vinmart ở 50 tỉnh thành dù có đổi tên như thế nào đi chăng nữa thì vẫn giữ được trận địa trong cuộc chiến với các tập đoàn bán lẻ ngoại quốc ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quang Lâm

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan