Tại sao dân miền Nam lại kh.ốn kh.ổ, đi đường xá chật hẹp đến thế?

Nhìn dòng người đổ về thành phố Hồ Chí Minh sau những ngày nghỉ tết mà tôi đau đáu câu hỏi: Tại sao đường xá miền Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ, lại xuống cấp, chật hẹp? Tại sao Miền Nam ít cao tốc hơn phía Bắc? Nhiều đoạn đường quốc lộ thậm chí chưa bằng con đường tỉnh, đường xã ở phía Bắc. Tại sao Nam Bộ lại kh.ốn kh.ổ đến thế này?

Tôi đi trên quốc lộ 1 của các tỉnh Nam Bộ mà không thể tin vì thấy nó chật hẹp quá, nếu so với các con đường thênh thang của miền Bắc, miền Trung thì quốc lộ chạy ngang khúc ruột miền Nam chỉ bằng hoặc nhiều đoạn kém hơn cả tỉnh lộ miền Bắc, miền Trung. Tại sao lại có sự mất cân đối trong đầu tư tới trầm trọng giữa Bắc – Trung – Nam tới như vậy???

Nam Bộ gồm 2 tiểu vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với 19 tỉnh và thành phố, dân số 34 triệu con người là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều tiềm năng lợi thế có mức tăng trưởng kinh tế GDP trung bình trong những năm qua lên tới hơn 12,6% ( trong khi cả nước chỉ tầm ~7%). Nam Bộ cống hiến 60% sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, hơn 40% giá trị GDP được đóng góp từ Nam Bộ và chiếm gần 70% giá trị xuất khẩu của đất nước.

Thế mà, hiện tượng trải chiếu ngồi party ngay trên cao tốc vắng hoe phía Bắc và các tuyến đường cao tốc cũng như quốc lộ phía Nam lại không có chỗ để len chân, rộ lên mấy ngày nay đã cho thấy được nhiều vấn đề bất cập về đầu tư hạ tầng. Thực ra, vấn đề này rất nhiều người nhìn ra, họ đi nhiều, quan sát nhiều và thấy rõ các cao tốc phía Bắc như Hà Nội – Lào Cai,… vắng hoe, thu như vậy thì không biết chừng nào mới lấy lại được vốn. Trong khi các tuyến phía Nam, thu hàng tỷ đồng mỗi ngày là việc bình thường. Chớp mắt một cái, cao tốc Trung Lương đã hoàn thành xong nhiệm vụ và bàn giao. Long Thành – Dầu Giây thì thu với con số khủng khiếp.

Một thực tế có thể thấy rõ là vùng trọng điểm kinh tế phía Nam của cả nước, cái nôi của xuất khẩu nông sản thực phẩm cũng như dẫn top đầu về thu ngân sách đang thiếu đường sá đi lại trầm trọng. Một điều tất yếu, quản trị là không thể cào bằng. Người tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội hơn, đương nhiên phải được đãi ngộ tốt hơn, đặc biệt hơn.

Không phải tự nhiên, chính quyền Bắc Kinh dồn toàn lực hạ tầng cho Thượng Hải. Rất nhanh chóng, họ vươn lên và ngấp nghé vượt qua HongKong về nhiều mặt. Tạo đà để Thượng Hải tự phát triển thành 1 trung tâm kinh tế có thứ hạng trên thế giới. Chính sách mà Trung Quốc dành cho Thượng Hải không khác gì Thâm Quyến hay Hongkong.

Nói như vậy để biết, Miền Nam mỗi năm đóng góp cho ngân sách và sự phát triển của đất nước như thế. Tại sao họ lại không được hưởng chất lượng đời sống cao hơn? Không cần phải nói nhiều thì ai ở trên cái đất nước này cũng biết Nam Bộ chẳng có tỉnh nào đói nghèo cả. Thế nhưng cứ vắt sức dân Nam Bộ mãi, mà không tập trung tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho Nam Bộ thì liệu con gà Nam Bộ có còn đẻ trứng vàng mãi nữa hay không? Những tượng đài nghìn tỷ, gần chục trường đua ngựa, đua mô tô khổng lồ cứ đua nhau mọc trên đất Bắc, thậm chí những tỉnh thành hàng năm vác rổ xin gạo ở trung ương cũng mọc lên những công trình nghìn tỷ đáng ghen tỵ.

Có nhiều bạn còn hài hước ví von rằng nếu như phía Nam là một ông chồng doanh nhân khoáng đạt thì phía Bắc lại như một bà vợ tiết kiệm tới mức keo kiệt chỉ biết vơ vào. Gia đình không thống nhất được hướng đi đúng nên ai làm gì mặc ai. Phát triển không được chính là chỗ ấy.

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan