Ông Vũ Hùng Sơn đáɴɢ ᴛнươɴɢ hay đáng ᴛrácʜ?

Tôi cứ băn khoăn mỗi khi đề cập đến trường hợp của cán bộ trẻ Vũ Hùng Sơn. Một doanh nhân bỗng nhiên “rẽ ngang” sang làm viên chức nhà nước, rồi làm quản lý nhà nước trên lĩnh vực p.hòng chố.ng gi.an l.ận thương mại và hàng giả đầy nhạy cảm …lúc này đây, hẳn là Sơn đang suy nghĩ đến sự “rẽ ngang” của mình là đúng hay không đúng? Tôi thì lại đặt câu hỏi: Sơn đáng thương hay đáng trách?

Phải nhìn lại con đường đi của Sơn để hệ thống một chút:

Sinh năm 1984, năm 2011 (27 tuổi) làm chủ doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô hạng sang Sơn Tùng Auto, năm 2013 “rẽ” sang làm báo chí, trở thành Phó Tổng biên tập một tạp chí của Hiệp hội Chè Việt Nam. Năm 2014 (30 tuổi) đánh dấu con đường tiến thân của một công chức nhà nước khi được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Công thương (Bộ Công thương).

Một năm sau, năm 2015 thi đậu chức danh Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công thương, tháng 10/2015 (31 tuổi) tiếp tục được bổ nhiệm làm Thư ký của ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng kiêm Phó Chánh (phụ trách) Văn phòng Bộ.

Tháng 4/2016 ông Vũ Huy Hoàng bị m.ất c.hức Bộ trưởng, Bộ Công Thương đã thu hồi hàng loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự theo kết luận của Ủy ban кiểm ᴛʀᴀ Trung ương, Vũ Hùng Sơn không còn phụ trách Văn phòng Bộ Công thương nữa nhưng cũng chỉ hơn 1 năm sau dưới thời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tháng 01/2018 Vũ Hùng Sơn “Hàm Vụ phó” lại được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (dù chưa một ngày làm công tác quản lý thị trường) với mục đích để điều động sang làm Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia với tư cách là cán bộ biệt phái của Bộ Công thương đang giữ chức Phó Cục trưởng cục nghiệp vụ phù hợp với chức năng của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Như vậy là chỉ có 2 năm làm công chức nhà nước, Sơn đã được b.ổ nh.iệm lên chức Phó Chánh Văn phòng Bộ, ngồi được 1 năm bị m.ất ch.ức nhưng vẫn giữ được cái gọi là “Hàm Vụ phó” để rồi hơn 1 năm sau lại được bổ nhi.ệm làm Phó Cục trưởng. Con đường quan lộ th.ần t.ốc cũng như khả năng xo.ay chuyể.n cục diện bi.ến ả.o tài tình như vậy có thể là do Sơn có trình độ xuất chúng do được đào tạo ở những “lò đặc biệt” (như Harvard, Oxford chẳng hạn) hay tuy thời gian công tác cực ngắn nhưng Sơn lại có những thành tích đặc biệt xuất sắc (như tham mưu cho Thủ tướng, cho Bộ trưởng những chính sách chiến lược vĩ mô tầm quản lý nhà nước chẳng hạn)… cái đó thì chỉ có lãnh đạo Bộ Công thương là rõ nhất mà thôi.

Sau gần 3 năm công tác ở Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389, ngày 17/03/2021 Vũ Hùng Sơn kết thúc biệt phái, được Bộ Công thương “tiếp nhận” trở về và từ đây hành trình đi tìm lại “cái ghế” cũng như công việc của mình…có nhiều chuyện đáng bàn.

Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương “về việc tiếp nhận công chức kết thúc biệt phái” ký ngày 17/03/2021 thì “Nhiệm vụ cụ thể của ông Vũ Hùng Sơn do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường phân công”, chưa được hân hạnh tiếp nhận công việc từ “người kế nhiệm” mình ở Văn phòng Bộ ngày trước thì đương kim Phó Cục trưởng Vũ Hùng Sơn lại bị Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh “đá” sang cho ông Cục trưởng: “Nhiệm vụ cụ thể của ông Vũ Hùng Sơn do Cục trưởng Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường phân công”.

Đến đây thì phải nói cho rõ ràng thế này: Nếu như Vũ Hùng Sơn vẫn được giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường như trước khi đi biệt phái thì nay mô hình tổ chức thay đổi, Vũ Hùng Sơn trở về phải được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm lại rồi mới phân công nhiệm vụ trên cương vị mới. Còn nếu Vũ Hùng Sơn lại một lần nữa bị mất chức Phó Cục trưởng, trở thành một công chức bình thường thì Vũ Hùng Sơn lại không được “vinh dự” nhận nhiệm vụ do Cục trưởng Cục phân công đâu mà phải do Trưởng phòng (hoặc Chi Cục trưởng) phân công mới đúng “vai vế” chứ.

Sơn có bị mất chức hay không? Sơn có bị kỷ luật bằng hình thức nào đến mức phải giá.ng ch.ức từ Phó Cục trưởng xuống nhân viên hay không? Nếu Sơn vẫn đang giữ chức Phó Cục trưởng mà bị “chuyền bóng” như vậy thì cũng cần lên tiếng đi chứ? Vẫn biết Vũ Hùng Sơn vốn “kiệm” lời, dư luận đã từng đồn thổi chuyện lừa đảo oto, chuyện bổ nhiệm thần tốc sai quy trình…Sơn cũng chỉ một mực “hỏi tổ chức”, “hỏi cơ quan điều tra” nhưng trong chuyện “bổ nhiệm đi”, “bổ nhiệm lại” và “phân công lại công tác” của Sơn lần này ai cũng thấy sai sai mà chỉ có Sơn mới có câu trả lời đúng nhất một khi lãnh đạo Bộ Công thương, ông Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ và ông Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường… không nói ./.

Bài viết liên quan