NXB Giáo dục – Đế chế siêu lợi nhuận, hút máu hút mủ cha mẹ học sinh hết năm này sang năm khác

Nếu như BOT chỉ có thể trực tiếp móc túi tiền của người giàu, những người có điều kiện đi xe hơi, kinh doanh vận tải… thì Nhà xuất bản Giáo dục lại có thể móc túi cả những bà nội trợ, những người lao động tay lấm chân bùn, các anh chị công nhân, người nghèo bán vé số, người tàn tật… miễn là có con nhỏ đang đến trường. Mỗi năm, thông qua chiêu bài cải cách, sửa đổi, chỉnh lý… người ta liên tục in ra triệu bộ sách giáo khoa mà chỉ có thể dùng một lần, móc túi dân từ năm này sang năm khác mà không ai dám một lời kêu ca. Bởi họ dù cực khổ mấy cũng chỉ mong con mình đến trường học con chữ!

Báo Tuổi trẻ ngày 13.03.2019 đưa tin, nhiều phụ huynh phản ánh trên thị trường xuất hiện các cuốn sách giáo khoa của NXB Giáo dục phát hành được in mới với mức giá tăng từ 12% đến 38%, tùy theo từng cuốn. Trong khi trước đó, đích thân ông Thứ trưởng Bộ GD – ĐT khẳng định Bộ Giáo dục chưa chấp thuận đề xuất tăng giá sách giáo khoa (SGK) của NXB Giáo dục, lãnh đạo NXB Giáo dục cũng cho biết sẽ giữ nguyên giá SGK như năm học trước.

Ấy vậy mà, bất chấp sự khước từ của Bộ Giáo dục, bất chấp cái tuyên bố của lãnh đạo NXB thì người ta vẫn âm thầm tăng giá sách, đạp lên trên chỉ đạo của Bộ Giáo dục và giáng một cú tát quá lớn vào chính lãnh đạo Bộ ngành này. Độc quyền sinh ra bất tuân? Liệu đằng sau âm mưu tăng giá này là một thế lực lớn cỡ nào mà có thể ngang nhiên xem thường chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục như thế?

Nhà xuất bản giáo dục – Cỗ máy in tiền hay hút máu?

Những ai từng liên quan đến NXB Giáo dục, đều biết nơi đây ngốn tiền của của xã hội khủng khiếp như thế nào. Nếu có tham gia đấu thầu một hạng mục nhỏ trong một chi nhánh của Nxb khổng lồ này, mới thấy hết được sự ăn tàn phá hại của những con người mang tiếng “làm trong ngành giáo” này ra sao?

Điển hình như, nếu Nhà xuất bản Giáo dục có dự án cần gọi thầu, bạn sẽ bỏ giá thầu thế nào? Thấp ư? Sai rồi, bạn bỏ giá càng cao thì càng có cơ hội được chọn thầu. Sự ngược đời ấy bởi những người quản lý ở cái chốn độc quyền dã man bẩn thỉu kia có trong tay cái quyền, cũng là mối lợi khổng lồ, tưởng chừng từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên…Ấy là quyền gì? Đó là “danh chính ngôn thuận” móc túi phụ huynh học sinh cả nước mà không bị ai kêu ca, phản đối, đình công cả. Là tiêu tốn càng nhiều tiền càng tốt, để mà kiếm chác được nhiều, để mà nứt đố đổ vách, để mà phè phỡn ăn chơi, để mà “nuôi” các quan trên…

Móc túi hợp pháp là móc túi bằng vô vàn mưu ma chước quỷ, có sự “chống lưng” của cả 1 hệ thống khổng lồ. Nếu như BOT chỉ có thể trực tiếp móc túi tiền của người giàu, những người có điều kiện đi xe hơi, kinh doanh vận tải… thì Nhà xuất bản Giáo dục lại có thể móc túi cả những bà nội trợ, những người lao động tay lấm chân bùn, các anh chị công nhân, người nghèo bán vé số, người tàn tật… Tất tần tật, không sót 1 ai, hết năm này sang năm khác. NXB GD thực sự là 1 “vương quốc” riêng, là con đỉa khổng lồ hút máu hút mủ cha mẹ học sinh, hết năm này sang năm khác, hết đời này sang đời khác.

Hồi đó, trước năm 1975, trong trường học ở miền Nam không có bán sách giáo khoa. Ở cấp Tiểu học thì phát không và sách thì học cả mấy đời từ đời anh chị đến đời em, năm nào dùng cũng được. Sau này, sách giáo khoa không còn cho mượn không nữa mà bán cho học sinh. Cứ đầu năm học, mỗi học sinh lại mua một bộ sách giáo khoa. Gia đình nào có vài đứa con đi học là mỗi đầu năm học phải méo mặt.

Nhà xuất bản Giáo dục, cơ quan duy nhất của nhà nước độc quyền in sách giáo khoa năm nào cũng than lỗ!!!! Trong khi bản chất của nghề này là nghề siêu lợi nhuận. Bởi vậy, mỗi năm họ sửa một chút, chỉnh lý một chút, thay đổi một chút nên học sinh không thể sử dụng sách của năm trước, bắt buộc phải mua sách mới và họ ung dung đếm tiền. Một nước nghèo như xứ Việt ta, mỗi năm tốn hàng hàng ngàn, hàng trăm tỷ cho sách giáo khoa, phi lý quá.

Học trò như những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm, năm này học kiểu này, năm sau học kiểu khác. Tất cả những sự đổi thay không vì để đưa nền giáo dục khá hơn mà thật sự chỉ loanh quanh vì những đồng tiền. Hàng trăm tỷ cho dự án chỉnh lý. Hàng trăm tỷ cho dự án nghiên cứu. Hàng trăm tỷ nữa cho thay sách giáo khoa. Hàng chục tỷ cho các lớp tập huấn. Học trò và phụ huynh cứ chạy như đèn cù. Bây giờ, cha mẹ về nhà không cách gì kềm cặp, hướng dẫn con học được nữa vì nhìn vào cách đọc, cách giải, cách dạy bây giờ, cha mẹ có giỏi mấy cũng đầu hàng bởi nhìn vào lạ hoắc, mới nghe, mới thấy lần đầu, thôi thì cũng đành cho con đi học thêm ở nhà thầy cô giáo. Chứ không lẽ cha mẹ lại phải đi học lại để về dạy lại con.

Hàng năm, số sách giáo khoa năm cũ không còn giá trị lên đến hàng trăm, hàng ngàn tấn phải phế bỏ. Một sự lãng phí đến vô cùng và cũng phi lý đến vô cùng.

Cần nói thêm rằng tại sao người ta im lặng, thậm chí ngầm ủng hộ cái “công trình” quái đản của lão Bùi Hiền? Bởi vì nếu “công trình” đó được áp dụng, thì cái Nxb khổng lồ kia sẽ vớ hàng “núi” công việc, bằng tất cả lịch sử cộng lại, bằng tất cả tương lai dồn lại… thử tưởng tượng sức tàn phá của cải của xã hội khi cái “thảm họa” ấy diễn ra, nó khủng khiếp như thế nào?

Hãy vạch mặt cái “vương quốc” hút máu khổng lồ này.

TH

Bài viết liên quan