Nhật Bản ký thỏa thuận xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam

Vào hôm Thứ 4 (14/10), tờ Nikkei cho biết Nhật Bản đang có kế hoạch ký kết một thỏa thuận cho phép họ xuất cảng thiết bị và kỹ thuật quốc phòng sang Việt Nam – động thái chưa từng có tiền lệ, một phần trong hành động để tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm chống lại những bước tiến trên biển của Trung Quốc.

Nhật Bản dự tính xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam, một động thái chưa từng có tiền lệ để nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm chống lại những hành động lấn lướt trên biển của Trung Quốc, theo tờ Nikkei đưa tin hôm qua 14/10.

Hôm 13/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo rằng ông sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào tuần tới, đến Việt Nam và Indonesia.

Hợp tác an ninh dự kiến ​​sẽ trở thành chủ đề chính trong các cuộc gặp và việc ký thỏa thuận bán vũ khí là một phần trong của nghị trình làm việc của ông Suga tại Việt Nam.

Việt Nam đang phải đối mặt với các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục củng cố hiện diện quân sự trên các đảo nhận tạo; hồi tháng 4 năm nay một tàu cá Việt Nam đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở ngay vùng vùng biển này.

Biển Đông, tuyến đường biển huyết mạch nối châu Á và Trung Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản. Nhật Bản đặt mục tiêu tăng cường hợp tác tại Việt Nam để khuyến khích sự kiềm chế của phía Trung Quốc trong vùng biển này.

Các chi tiết cụ thể về xuất khẩu của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào những gì Việt Nam muốn.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, khoảng 80% doanh số mua vũ khí của Việt Nam trong thập kỷ qua là từ Nga. Tuy nhiên, quốc gia này đang hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Nhật Bản và Mỹ để đối phó với Trung Quốc, và Tokyo hy vọng sẽ thuyết phục được Hà Nội phân nhánh.

Ngoài Việt Nam, Nhật Bản cũng đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ an ninh kinh tế với toàn bộ khu vực Đông Nam Á, mà nước này coi là chìa khóa trong việc thúc đẩy một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Nikkei/Kiểm Tin

Bài viết liên quan