Trung Quốc “rình rập” Cảng Cái Mép và Thị Vải và âm mưu đưa hàng TQ gán mác Việt ra toàn thế giới?

Trong khi cả nước đang bận xôn xao chuyện Phó Bí thư Phú Yên điều xe biển xanh tới tận chân máy bay để đón thì ít ai biết chuyện Trung Quốc đang bày mưu tính kế nuốt trọn Cảng Cái Mép và Thị Vải (huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Đó là chuyện cách đây không lâu (19 – 20/12/18), nguyên một phái đoàn Trung Quốc đã cập cảng Cái Mép và Thị Vải ngang nhiên khảo sát tình hình mọi mặt của một cảng nước sâu mà không thấy một tờ báo chính thống nào nhắc tới, hay đây là một khúc xương vướng cổ họng khiến họ không thể lên tiếng?

Chỉ có duy nhất một tờ báo mạng – Trí thức Việt Nam đưa tin: “Đoàn đại biểu Ủy Ban Hợp Tác quản lý cửa khẩu Trung Quốc” đã đến cảng biển nước sâu quốc tế Cái Mép và Thị Vải thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu “tiến hành khảo sát” và nghe ban quản lý cảng “báo cáo về quá trình phát triển, cơ chế quản lý cũng như tiềm năng phát triển” của cảng.

Không phải ngẫu nhiên mà Cảng Cái Mép và Thị Vải trở thành mục tiêu nhòm ngó của anh bạn láng giềng, thực tế đây là một cảng nước sâu có đầy đủ yếu tố để trở thành một “miếng mồi ngon cần chớp lấy ngay lập tức”. Cảng Cái Mép và Thị Vải có diện tích tới 48ha, có cầu cảng dài tới 600m, công suất đạt hơn 1,1 triệu TEU, có khả năng đón các tàu container có trọng tải lớn đạt 160.000 DWT từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Ngoài thiết kế đặc biệt, Cảng này còn được đảm bảo đẩy nhanh các thủ tục hành chính cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, do đó thu hút rất nhiều hãng tàu biển lớn trên thế giới đến nhận và trả hàng. Khi lập dự án xây dựng cảng Cái Mép và Thị Vải, VN có tham vọng biến nó thành cảng trung chuyển của kỹ nghệ vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế, tranh mối với cả Singapore, Hồng Kông.

Tàu chở hàng Trung Quốc cập cảng Thị Vải – Cái Mép.

Nhưng đây liệu có phải mục đích nhòm ngó chính của TQ? Được biết, sau 10 năm thành lập, cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ đạt được các mối bốc dỡ hàng hóa khoảng 20% công suất của cảng từ khi bắt đầu hoạt động đến nay.

Cần biết rằng, hiện nay TQ đã đặt chân của mình vào rất nhiều vùng biển có vị trí ch.ính tr.ị nh.ạy c.ảm bậc nhất trong các vùng biển thế giới, như: thâu tóm cảng nước sâu chiến lược Haifa – cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng của Israel và Địa Trung Hải; đầu tư mạnh cho 4 cảng biển lớn ở Malaysia, cảng Melaka Gateway, cảng Kuala Linggi, cảng Penang và dự án cảng Kuantan. Tại Indonesia, công ty Ningbo Zhoushan Port của Trung Quốc dự định đầu tư 590 triệu USD cho Kalibaru – dự án mở rộng Tanjung Priok – cảng biển lớn nhất nước này;….

Nếu như nuốt trọn được Cảng Cái Mép và Thị Vải, đồng nghĩa với việc: Trải dài từ Biển Đông với các cảng biển thâu tóm của một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, cho đến Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, châu Phi, rồi là Địa Trung Hải, bàn tay của Trung Quốc đã thâu tóm hàng loạt cảng biển với mô hình mua đứt để trừ nợ từ chính phủ của các quốc gia có cảng, hoặc hợp tác thành khu vực đặc khu kinh tế với thời hạn dài nhất lên tới 99 năm. Từ đó để thấy, chiến lược con đường tơ lụa trên biển của TQ đã gần như hoàn thành.

Con đường tơ lụa của TQ

Trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến Mỹ, các chuyên gia từng cảnh báo “Trung Quốc đầu tư xây dựng, thâu tóm cảng biển ở nước ngoài nhằm mục đích gia tăng sức ảnh hưởng chính trị và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự lẫn dân sự, từ đó đẩy mạnh sự hiện diện hải quân ở vùng biển xa”. Vậy, một khi thâu tóm được Cảng Cái Mép và Thị Vải, liệu TQ có bỏ qua cơ hội theo dõi hoạt động của tàu dân sự lẫn quân sự VN hoạt động trong khu vực? Thậm chí kiểm soát cả các phương tiện thông tin liên lạc của ta? Lợi dụng Cảng này để tăng cường sức mạnh quân sự trên biển của TQ hòng dễ bề thâu tóm trọn vẹn Biển Đông của VN?

Một mối nguy hiểm lớn đang đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ như vậy, thế nhưng lại không thấy tờ TTVN đưa bản tin cho biết ngoài chuyện họ đến nghe và xem. Các ông lớn đã đổ tới 2,5 tỷ USD vào dự án này với hy vọng hốt bạc nhưng hiện có vẻ như họ đang tìm cách đổ vỏ bằng cách rước mấy ông Trung Quốc vào thế chân.

Không chỉ là vấn đề chủ quyền, chuyện phái đoàn TQ đến “khảo sát” (hay nhòm ngó) cảng Cái Mép – Thị Vải trùng khớp với thông tin TQ đang tăng cường thành lập thêm nhiều khu công nghệ chế xuất gần sát biên giới VN, sản xuất hàng hóa TQ gắn mác made in Vietnam, xuất cảng qua các cửa khẩu VN, núp bóng hàng VN để xuất khẩu. Hoạt động đáng ngờ này nhằm mục đích gì? Chẳng phải là để biến hàng TQ thành hàng VN để tránh bị đánh thuế nặng từ đòn phạt thương mại của Mỹ? Và việc thâu tóm Cảng Cái Mép – Thị Vải là một bước tiến lớn đưa hàng TQ gán mác Việt ra toàn thế giới sao? Khi đó uy tín về chất lượng sản phẩm made in Vietnam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và biết bao nhiêu sản phẩm made in Vietnam thực sự làm sao cạnh tranh nổi với hàng TQ giá rẻ như bèo?

Nay phái đoàn Trung Quốc đến “khảo sát” cảng Cái Mép – Thị Vải mà người ta xem như chẳng có chuyện gì to tát thì hoặc là họ không đủ năng lực để nhận ra sự nguy hiểm đang rình rập, hoặc là họ cố tình làm ngơ hòng trao luôn cái Cảng biển cho TQ lúc nào mà dân chả hề hay biết?

Đăng Quang 

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan