Nếu không “ngã lầu”, Thứ trưởng Lê Hải An sẽ làm việc với Sơn La về gian lận thi cử, kỷ luật vài cán bộ cấp cao

Khoảng 7h10p sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An được xác định ngã từ tầng 8 nhà D, trụ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo ở số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, xuống đất. 9h30’ sáng cùng ngày, th.i th ể ông An được chuyển xe cứu thương, rời cổng trụ sở Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Theo đó, sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hoài An sẽ dự cuộc họp của Hội đồng giáo dục quốc gia do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì tại trụ sở Bộ. Cũng trong ngày, Lê Hải An sẽ đi Sơn La – một trong 3 tình có đường dây gian lận thi cử gây ch ấn đ,ộng cả nước vừa qua. Lê Hải An có lịch làm việc với UBND tỉnh Sơn La.

Nhưng tất cả đã dừng lại. Một cái ch.ế.t không tưởng và k i.nh h oàng, đã dập tắt mọi hoài bão của một tài năng đang độ chín.

Tràn trề nhựa sống, đam mê nghiên cứu học thuật, tâm huyết với sư phạm, một lịch làm việc dày như thế mà “tự vẫn” là điều khó tin và cực kỳ vô lý.

Tại Bộ GD&ĐT, Lê Hải An được phân công phụ trách mảng đào tạo đại học. Đây là lĩnh vực có nhiều vấn đề gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Trong hàng loạt vụ bê bối trong ngành giáo dục đào tạo, nổi cộm và nhức nhối là gian lận nâng điểm tại Kỳ thi Quốc gia 2018 ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình bị tố giác, công an vào cuộc điều tra.

Lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm thi cử và khoa bảng ở Việt Nam, một vụ gian lận trường thi quy mô liên tỉnh. Tham gia đường dây xấu h.ổ và đáng s.ỉ nh.ụ.c này có cả Uỷ viên Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhiều Phó Chủ tịch tỉnh, Ban Giám đốc sở Giáo dục, Hiệu trưởng lẫn Hội đồng chấm thi.

Nhúng chàm trong vụ này còn có cả cán bộ an ninh, cảnh sát, cùng hàng trăm cán bộ trung, cao cấp trong các cơ quan ban ngành tỉnh… dùng tiền để hối lộ nâng điểm cho con em mình. Vụ việc gây chấn động và nhức nhối xã hội. Một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, yêu cầu điều tra làm rõ.

Liên quan đến vụ việc này, cuối tháng 8/2019, Lê Hải An đã ký quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức của Bộ GD&ĐT, có trách nhiệm liên quan tới việc xảy ra gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Ngày 21/8/2019, Thứ trưởng Lê Hải An đã ký thay Bộ trưởng Thông báo số 878/TB – BGDĐT về việc xem xét xử lý kỷ luật công chức. Tuy nhiên sau đó văn bản này đã bị hủy do “không đúng quy trình” (?!)

Danh sách 13 công chức bị xem xét kỷ luật gồm:

1. Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

2. Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

3. Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng;

4. Hà Xuân Thành, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng;

5. Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin;

6. Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra;

7. Tống Duy Hiến, Phó Chánh thanh tra;

8. Trịnh Minh Trường, Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành;

9. Lê Văn Vương, Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính;

10. Thẩm Thị Minh Hằng, Thanh tra viên;

11. Nguyễn Ngọc Chính, Thanh tra viên;

12. Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng vụ Pháp chế;

13. Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ Giáo dục trung học.

Phải chăng Lê Hải An đã động đến đường dây chạy điểm, nhóm lợi ích “khủng” ngành giáo dục? Và cái giá mà Lê Hải An phải trả là bằng cả sinh m,ạ.ng của cuộc đời mình?

Cái ch ế.t của Lê Hải An gây xót xa lẫn k.i.nh h.o.àng trong bầu không khí trước thềm Đại hội 13, bởi vì Lê Hải An trẻ trung, tài năng và uyên bác, là thần tượng của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền đất nước.

Lê Hải An có tên trong danh sách quy hoạch 200 nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá 13. Lê Hải An cũng là ứng viên sáng giá, được dự đoán chắc chắn ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng, khi ông Phùng Xuân Nhạ kết thúc 2 nhiệm kỳ Bộ trưởng vào mùa xuân 2021. Vậy thì những ai sẽ được lợi trong vụ này?

Câu hỏi đặt ra, đây có phải là vụ tai nạn “khó tin đến mức hoang tưởng” như nhiều người nhận xét? Hay đằng sau đó là cả một âm mưu khủng khiếp?

Nguồn: Group Bàn luận báo chí

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan