Nếu Cơ quan công tố là bác sỹ Lương, thì vào buổi sáng thứ 2 ấy, Cơ quan công tố sẽ làm gì?

Theo cơ quan công tố, bệnh viện không hề có kỹ sư, kỹ thuật viên, hay bất kỳ người nào có thể kiểm tra chất lượng nước, không có quy trình xét nghiệm nước tại chỗ. Và bởi vậy, nên lãnh đạo bệnh viện mới bị bắt, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (nguồn Vnexpress).

Cơ quan công tố nói bác sỹ Lương vô ý làm chết người, bởi được đào tạo làm bác sỹ thì phải biết nếu truyền dịch bẩn sẽ chết.

BS Hoàng Công Lương

Vậy chúng tôi muốn hỏi lại Cơ quan công tố, nếu sáng thứ 2 đó Cơ quan công tố là người mặc áo blue trắng đứng trước 19 bệnh nhân suy thận cấp chứ không phải là bác sỹ Lương, thì Cơ quan công tố sẽ làm gì:

– Không ký y lệnh truyền dịch cho bệnh nhân cho đến khi bệnh viện tuyển được kỹ sư xét nghiệm? 19 bệnh nhân sẽ chết.

– Lấy mẫu nước, phóng xe máy về Hà Nội xét nghiệm rồi phóng lên Hoà Bình ký y lệnh truyền dịch cho bệnh nhân? 19 bệnh nhân sẽ chết.

– Alo cho kỹ sư Hà Nội lên Hoà Bình xét nghiệm? Kỹ sư Hà Nội bảo đang bận xét nghiệm cho Hà Nội. 19 bệnh nhân sẽ chết.

– Nếm dịch bằng mồm xem có vừa không thì ký y lệnh? Bệnh nhân chết và Cơ quan công tố cũng chết.

– Yêu cầu điều dưỡng viên nếm dịch, ký vào biên bản rồi mới ra y lệnh? Cũng thế thôi!

Đổ nước bẩn vào máy truyền dịch đối với bác sỹ điều trị như lắp đạn thối vào súng của quân nhân ra trận. Chỉ có chết mà thôi, vô ý hay hữu ý.

Cũng như cơ quan công tố thôi, được đào tạo thì phải biết là chứng cứ giả thì gây ra án oan.

Nhưng tội phạm thủ đoạn tinh vi, làm sao phân biệt thật giả? Cơ quan công tố có dám chắc trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình, sẽ không “vô ý” dùng phải viên đạn thối như Lương không?

(Nguồn: Khăn Piêu)

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan