Mafia đòi nợ Ngô Chí Dũng và mánh khóe huy động vốn đầy mưu mô từ ngân hàng VP Bank cho đại gia BĐS MIK Group

Nhắc đến MIK Group, sẽ không ít dư luận nhớ tới tai tiếng ăn gian diện tích, cắt xén công trình tại dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội). Ít ai biết, bằng sự hậu thuẫn lớn từ VP Bank – con đẻ của đại gia Ngô Chí Dũng, là anh em chí cốt của FE Credit, MIK Group lớn nhanh như thổi trở thành đại gia BĐS sở hữu hàng loạt dự án nghìn tỷ, M&A với hàng chục dự án từ Bắc vào Nam. Muốn được “Thánh Gióng” như vậy, đằng sau nó là những chiêu trò, mánh khóe xảo trá của ông chủ Ngô Chí Dũng.

Chỉ mới thành lập vào năm 2014, bằng cách lập ra nhiều công ty con, công ty liên doanh, các cổ đông, bằng chân rết của mình, MIK Group đang nắm quyền chi phối và sở hữu một loạt dự án khủng có tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Valencia Garden tại Hà Nội; Imperia An Phú, The Ascott Waterfront Saigon, The Park Residence, Villa Park… tại TP.HCM. Hầu hết các dự án của MIK Group được bảo lãnh, tài trợ bởi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Những người từng nắm giữ cổ phần chi phối MIK Group như ông Vũ Đình Chiến (33% cổ phần) và ông Vũ Tiến Đức (Nguyên Chủ tịch HĐQT của MIK Group nắm 9,6%) đều là những người có mối quan hệ mật thiết với VPBank và ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT VPBank.

Sự liên quan giữa MIK Group và VPBank cũng có thể nhìn nhận từ thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ của VPBank vào cuối tháng 9/2017. Theo đó, 3 cá nhân là Lê Việt Anh (từng có thời gian công tác tại VPBank từ 2012 – 2014), Nguyễn Phương Hoa (vợ Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank Nguyễn Cảnh Sơn) và Trần Ngọc Lan (con gái ông Trần Ngọc Bê, anh rể Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng) đã chi ra hơn 6.400 tỷ đồng để nắm giữ hơn 164,7 triệu cổ phiếu VPBank.

Chính mối quan hệ liên minh giữa MIK Group và VP Bank làm dấy lên mối nghi ngờ rằng MIK chính là sân sau đắc lực của ông chủ VP Bank Ngô Chí Dũng.

Về cách đầu tư bất động sản của MIK Group, không như các tập đoàn khác, MIK Group không trực tiếp đứng ra làm chủ đầu tư cho các dự án, mà chỉ giữ vai trò là đơn vị phát triển dự án. Phải chăng đây là cách để MIK Group trốn tội, chối bỏ trách nhiệm pháp lý khi các dự án bị phanh phui các sai phạm?

Tại dự án chung tư xây hụt diện tích Imperia Garden, dường như người dân chỉ lên tiếng khiếu nại chủ đầu tư là Công ty cổ phần HBI, trong khi thực chất kẻ chủ mưu cho toàn bộ quá trình cắt xén diện tích căn hộ, rút ruột hơn 1000 cái từ chuông, nhờ Công an đứng ra giải quyết vụ tố cáo dân sự trong dự án chung cư này lại chính là MIK Group.

Bên cạnh đó, việc MIK liên tục thâu tóm những vị trí đất vàng cho các dự án BĐS nghìn tỷ càng dấy lên nghi ngờ về một “đại gia tài chính khủng”, và không ai khác đó chính là VPBank.

Bằng việc sở hữu chéo, cùng mối quan hệ khăng khít, ràng buộc, mà đầu mối cuối cùng chính là Ngân hàng VPBank, không khó hiểu khi MIK Group lại có nguồn vốn khủng để đầu tư cho các dự án đất vàng, bởi VPBank chính là tổ chức tín dụng duy nhất tài trợ cho hầu hết các dự án của MIK Group. Điều này cũng khiến dư luận nghi ngại, phải chăng MIK Group sử dụng VPbank như là nguồn huy động vốn rẻ, tiền ký thác lớn từ công chúng để phục vụ cho các dự án BĐS của tập đoàn này?

Điều này đồng nghĩa với việc, VPBank sẽ huy động nguồn vốn lớn từ những người dân đã tín thác gửi tiền vào để cung ứng cho công ty sân sau của các cổ đông trên chính là MIK Group để triển khai các dự án. Trong trường hợp giá nhà đất chạm đáy, tiền của công chúng bị MIK Group đổ vào các dự án BĐS có nguy cơ bị “mất trắng”, khi đó MIK Group chả mất gì mà chỉ có khách hàng gánh hậu quả?

Ngoài việc trở thành nguồn cung cấp vốn giá rẻ cho MIK Group, tập đoàn này còn sử dụng VPBank như “lá bùa hộ mệnh” để bảo lãnh cho các dự án nhằm tăng tính thuyết phục, tạo sự tin tưởng để khách hàng nhả tiền mua nhà. Cụ thể, tại dự án xây hụt diện tích Imperia Garden, chủ đầu tư và MIK Group đã cố tình quảng cáo rằng dự án đã được VPBank bảo lãnh và công khai rao bán rầm rộ vào ngày 25/07/2015, trong khi trên thực tế đến 12/8/2015 VPBank mới xem xét, thương thảo về việc ký bảo lãnh tiến độ của dự án.

Tuy nhiên, khi liên hệ với đại diện của VPBank thì ngân hàng này liên tục phớt lờ phản hồi thông tin và luôn lấy lý do “bận họp” để bé tránh. Sự mập mờ này cho thấy chính VPBank cũng cố tình đùn đẩy trách nhiệm và né tránh những sai phạm của MIK Group.

Còn một điểm chung không thể chối cãi giữa VPBank và MIK Group chính là cách hành xử côn đồ, xã hội đen do chính lối quản trị giang hồ của ông chủ Ngô Chí Dũng mà ra. Còn nhớ khi người dân lên tiếng tố cáo chung cư Imperia Garden vì “ăn bớt” hơn 1.000 từ chuông hình thành chuông tiếng, làm hụt diện tích các căn hộ từ hơn 1 m2 đến khoảng 3 m2, “xù” gần 100 tỷ đồng tiền bảo lãnh ngân hàng của khách hàng,… MIK Group đã mượn tay công an để xử lý những cư dân có ý định chống lại. .

Theo đó, nhiều cư dân của Imperia Garden như bà Phạm Nguyệt Nga (chủ căn hộ A806), bà Trần Thị Hồng Thanh,… đều nhận được giấy mời của Phòng cảnh sát hình sự – công an TP Hà Nội lên làm việc.

Rõ ràng, tiền mà rơi vào tay của đại gia Ngô Chí Dũng sẽ không đứng yên mà luôn được vận dụng để đầu tư vào nhiều nguồn khác nhau bất chấp những rủi ro mất trắng của người gửi. Một doanh nghiệp kinh doanh mà luôn đẩy rủi ro cho khách hàng, còn lợi nhuận mình hưởng và luôn tìm cách tăng lợi nhuận bất chấp hành vi bạo lực, đe dọa, xã hội đen thì liệu có tồn tại bền vững?

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan