Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội phải chịu trách nhiệm gì khi dự án buýt nhanh BRT 14km gây thiệt hại 1.000 tỷ?

Dư luận rất bức xúc, khi dự án xe buýt nhanh Hà Nội BRT chỉ có hơn 14km mà vốn đầu tư lên tới cả nghìn tỉ và giá mỗi chiếc xe buýt BRT lên đến hơn 5 tỉ đồng. Mặc dù rất đắc đỏ, nhưng khi dự án manh nha thì nhiều chuyên gia “bảo không hiệu quả”, nhưng người ta vẫn cố triển khai. Để rồi hôm nay dự án này thất bại thảm hại, xin hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước dân khi để tiền thuế của dân bị lãng phí cho dự án đã biết trước là không hiệu quả nhưng vẫn cố làm?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cùng lãnh đạo UBATGT Quốc Gia, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội trải nghiệm xe buýt nhanh BRT

Được biết, dự án xe buýt nhanh Hà Nội BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được UBND TP phê duyệt năm 2007 với tổng vốn đầu tư cả nghìn tỉ đồng, nhằm kỳ vọng sẽ giải bài toán ùn tắc giao thông. Dự án này sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới.

Ngay từ khi mang mô hình này từ nước ngoài về áp dụng tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư buýt BRT không đạt hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là việc dành không gian biệt lập cho xe buýt BRT. TS Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho biết: “Không nên thực hiện buýt BRT”. Còn ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói: “Thực tế cho thấy buýt nhanh BRT có những thất bại, bởi hệ thống giao thông chật hẹp, lượng phương tiện quá lớn”.

Tương tự, PGS.TS Đinh Thị Thanh Bình – Trưởng Bộ môn quy hoạch và quản lý, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đánh giá, tuyến buýt BRT chạy làn dành riêng chỉ hiệu quả khi quãng đường chạy đủ dài, lượng hành khách lớn. Nếu chỉ dành riêng được một vài đoạn dài vài kilômét và lượng hành khách không cao, tần suất chạy thấp, xe sức chứa nhỏ thì không mang lại hiệu quả. Nhưng cuối cùng thì mọi ý kiến chuyên gia đều bị gạt sang một bên.

TS Nguyễn Xuân Thủy

Để rồi đến thời điểm bắt đầu vận hành vào năm 2017, tuyến này tiêu tốn 41,6 triệu USD trong tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD và còn một số hạng mục chưa hoàn thành. Và sau 4 tháng từ chạy thử miễn phí tới chạy thật, trung bình mỗi xe chỉ có 34 khách (thấp nhất) và cao nhất chưa đạt 48 khách. Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là một cái giá quá đắt cho một cuộc thử nghiệm thất bại đau đớn!

Lý giải về thất bại của BRT, chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, đó là do Sở GTVT đã không tham mưu cho thành phố cũng như Ngân hàng Nhà nước mà bê nguyên mô hình ở nước ngoài về áp dụng một cách máy móc. Theo các chuyên gia, nếu quy trách nhiệm thì người đầu tiên phải nhắc tới chính là lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội vào thời điểm triển khai dự án. Không chỉ truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo cần Sở GTVT Hà Nội, mà cần phải “hồi tố” trách nhiệm của những người đã “gật đầu” thông qua dự án gây lãng phí này.

Ngoài ra cũng cần phải làm rõ nghi vấn của dư luận liệu có lợi ích nhóm ở đây hay không? Bởi Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận dự án này có nhiều vi phạm, khuyết điểm của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Ban Quản lí dự án, Tư vấn thiết kế tại dự án buýt nhanh BRT Hà Nội gây lãng phí hàng chục tỷ đồng tiền ngân sách.

Kết quả thanh tra cho thấy, Hợp phần BRT khởi công chậm 6 năm so với thời gian phê duyệt và sau 9 năm (hoàn thành 31/12/2016) mới hoạt động. Giá trị nghiệm thu, thanh toán cho toàn bộ Hợp phần là hơn 706 tỷ đồng; tổng giá trị đã thanh toán là 657,5 tỷ đồng.

TTCP còn chỉ ra sai pʜạm liên quan tới tài chính ở các gói thầu kiểm tra trong hợp phần I. Tổng số tiền sai pʜạm là 43.570,77 triệu đồng, gồm: Gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08), bao gồm: số tiền 42.405,65 triệu đồng do Công ty Cổ phần Thiên Thành An xuất bán cho chủ đầu tư đối với 35 xe buýt BRT, giá trị chêɴʜ lệch tăng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.

Chưa dừng lại đó, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt mục tiêu đề ra để hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của Thành phố…

Cuối cùng, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc: UBND TP.Hà Nội, Sở GTVT, Ban QLDA, Tư vấn thiết kế.

Đã quá rõ ràng minh bạch thế này thì còn chờ gì nữa mà không khởi động chiến dịch đốt lò ngay và luôn?

T.L

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan