Hơn 100 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước sử dụng 4 loại kháng sinh do VN Pharma nhập từ công ty ma

Sau phiên xét xử vụ án VNPHARMA buôn bán kinh doanh thuốc giả với phán quyết của Tòa như sau:

– Thuốc H-CAPITA là thuốc giả.

– Hồ sơ nguồn gốc nhập khẩu giả mạo xuất xứ sản xuất.

– Công ty có tên là Helix Pharmaceuticals Inc là Công ty giả.

– Địa chỉ 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario Canada M3H1S9, Canada mà VN Pharma khai là trụ sở của công ty sản xuất thuốc H-Capita cũng là giả.

– Giấy tờ, con dấu của Health 2000 Inc mà VNPharma đã công bố và nộp cho cơ quan chức năng cũng là Giả mạo.

TỪ ĐÓ KẾT LUẬN TOÀN BỘ HỒ SƠ CÓ THÔNG TIN XUẤT PHÁT TỪ CÔNG TY HEALTH 2000 INC VÀ HELIX PHARMACEUTICALS INC LÀ GIẢ MẠO.

 

Vậy mà 7 loại thuốc do Helix Pharmaceuticals “sản xuất” và VN Pharma nhập khẩu đều là THUỐC GIẢ và đã bị rút đăng ký gồm:

1. H2K Cirprofloxacin 200 (hoạt chất Ciprofloxacin 200 mg/100ml).

2. H2K Cirprofloxacin 400 (hoạt chất Cirprofloxacin 400mg/200ml).

3. H2K Levofloxacin 250 (hoạt chất 250mg/100ml).

4. H2K Levofloxacin 500 (Levofloxacin 500mg/100ml).

5. H2K Levofloxacin 75 (hoạt chất Levofloxacin 750mg/100ml).

6. H-Cipox 200 (hoạt chất Cirprofloxacin 200mg/100ml).

7. H-Levo 500 (hoạt chất Levofloxacin 500mg/100ml).

Sau khi Bộ Y tế rút đăng ký 7 loại thuốc của VN-Pharma thì ngay lập tức Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng rút 2 mặt hàng thuốc của Công ty CP VN Pharma đã trúng thầu tại Sở từ tháng 5-2014, do chỉ có giấy phép nhập chuyến, không được phép tham gia đấu thầu.

Đó là thuốc

1. BIPANDO (trúng thầu gần 1,5 triệu viên với giá gần 10 tỷ đồng).

2. PEPTAN 40mg dạng tiêm truyền.

do Liên doanh Công ty TNHH MTV Dược Nam Anh (đơn vị thành viên của VN Pharma) và Công ty CP Dược phẩm Trung ương I trúng thầu gần 182.000 lọ với giá gần 6 tỷ đồng.

Nhưng trước thông tin về việc một số loại thuốc do VN Pharma nhập về đã lọt vào nhiều BV, thay vì kiểm tra, xác minh để có biện pháp xử lý kịp thời, thì ngày 26/10/2017, Bộ Y tế lại nhanh chóng tổ chức họp báo với thông cáo báo chí khẳng định: “Một số báo đăng tải thông tin ngoài thuốc H-Capita, Công ty CP VN Pharma còn nhập về một số loại thuốc khác cũng do Helix Pharmaceuticals (sản xuất) bằng hình thức giá giấy tờ, và có một số BV đã mua số thuốc này là hoàn toàn sai sự thật. Bộ Y tế khẳng định, Cục Quản lý Dược đã ban hành Quyết định 522/QĐ-QLD rút số đăng ký của 7 thuốc nêu trên và theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, và kết luận điều tra của Bộ Công an, đến thời điểm hiện nay chưa có một lô thuốc nào trong 7 thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam.”

NHƯNG SỰ THẬT LÀ ĐÃ CÓ 109 BỆNH VIỆN DÙNG HẾT 4 LOẠI THUỐC KHÁNG SINH GIẢ NÀY:

Tổng chi phí cho 4 loại thuốc kháng sinh do Công ty “ma” Helix Canada sản xuất đã được sử dụng ở các BV từ 2011 đến 2014 như sau:

1. Thuốc H2K Levofloxacin Infusion 200mg/100mg là 25,277 tỷ.

2. Thuốc H2K Levofloxacin Infusion 500mg/100mg là 28,967 tỷ.

3. Thuốc Kaderox 250 là 53,585 triệu

4. Thuốc Kafotax 1000 là 1,080 tỷ.

Ở Hà Nội có 19 BV tuyến Trung ương “xài” 4 kháng sinh của VN Pharma là: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Việt Xô, BV 108, BV E, BV Mắt Trung ương, BV Nội tiết, BV YHCT

5 BV ở TP. Hồ Chí Minh là BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Đại học Y TP. Hồ Chí Minh, BV 175 và BV 30/4.

36 tỉnh, thành đã sử dụng 4 loại thuốc trên là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.

Chỉ có 27 tỉnh không sử dụng các thuốc này của VN Pharma.

PHẢI CHĂNG CHÍNH DO HÀNH VI KHÔNG MINH BẠCH NÀY MÀ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC ĐÃ GỬI CÔNG VĂN HỎA TỐC ĐẾN TÒA KHẲNG ĐỊNH THUỐC H-CAPITA KHÔNG PHẢI LÀ GIẢ ĐỂ NHẰM CHỐI TỘI CHO NHỮNG LÔ THUỐC KHÁNG SINH NÀY…..

H2K Levofloxacin Infusion là kháng sinh dung dịch truyền tĩnh mạch; chỉ định điều trị nhiễm trùng ở người lớn các bệnh viêm đường hô hấp cấp/mãn, viêm phổi mắc phải.

Kafotax 1000 là kháng sinh phổ rộng, điều trị nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục; tiêu hoá; hô hấp; viêm mô bào, các ổ nung mủ sâu; viêm màng não; nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu…

Kaderox 250 là kháng sinh điều trị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm họng; viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn tính; viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…

Không thể tin nổi, ngành y coi sức khoẻ nhân dân táng tận lương tâm thế này. Trách nhiệm của Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược ở đâu???

(Nguồn: FB Công lý & y tế)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm của Ban biên tập.

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan