Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều: Dựa vào đâu mà nói Việt Nam không bình yên để tấn công Thủ tướng?

Trong khi cả nước đang tất bật với chuyện làm sao chu toàn cuộc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều bởi chúng ta có 2 tuần để chuẩn bị, thì một số thành phần chống đối lại ra sức xuyên tạc, chống phá. Hết lấy chuyện Tổng bí thư đi Lào ra bóp méo, thì nay lại lôi lời Thủ tướng phát biểu rằng “sẽ chứng minh cho thế giới thấy Việt Nam hòa bình, thân thiện, trật tự” ra mổ xẻ, thêu dệt. Xin hỏi một số kẻ cơ hội, dựa vào đâu mà dám lớn tiếng khẳng định Việt Nam không bình yên?

Tại cuộc họp đánh giá công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Trung tâm báo chí quốc tế IMC, Hà Nội sáng ngày 24-2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có đoạn phát biểu “Vì trách nhiệm đối với hòa bình thế giới và hình ảnh mến khách thân thiện, hữu nghị của nước chủ nhà Việt Nam, chúng ta phải chứng minh cho thế giới biết rằng một đất nước hòa bình, thân thiện, trật tự… tất cả đã thành một văn hóa, một nếp sống của người Việt Nam”.

Thì ngay lập tức trang Việt Nam thời báo, đăng tải bài viết có tiêu đề “Việt Nam có đang hòa bình – thân thiện như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?” của tác giả Thảo Vy. Tác giả bài báo này cho rằng Việt Nam không hòa bình, thân thiện – trật tự như lời Thủ tướng phát biểu.

Nếu đúng như tác giả Thảo Vy nói, Việt Nam đang “không hòa bình, thân thiện, trật tự” thì làm sao khi Kim Jong Un – Nhà lãnh đạo của Triều Tiên vừa đến Việt Nam đã mở cửa xe chống đạn, vẫy tay chào người dân, mà không có một sự hoảng sợ hay dè chừng nào? Trong khi việc hạ cửa kính xe gần như là hành động tối kỵ khi chuyên chở lãnh đạo. Và hầu như không có nhà lãnh đạo nào với tầm cỡ ngang với ông Kim lại dám ngồi gần cửa kính xe, huống chi là kéo xuống và đưa tay chào thế này.

Ông Kim Jong-un thân mật vẫy chào người dân Việt Nam từ trên xe chiếc xe Mercedes-Benz S600.

Không thân thiện thì làm gì có chuyện người dân xuống đường đón những vị nguyên thủ đến thăm Việt Nam bất kể đêm khuya hay gió rét. Điển hình là TT Trump đến Hà Nội lúc mọi người chuẩn bị say giấc nồng. Thay vì nghỉ ngơi để chuẩn bị năng lượng cho ngày mới thì hàng ngàn người dân lại ra đường chào đón nồng nhiệt, khiến TT phải đăng Tweets để bày tỏ sự biết ơn.

Ông Trump viết trên Twitter. Ảnh chụp màn hình.

Nếu không hòa bình, nếu không an toàn thì những đặc vụ Mỹ – người lẽ ra phải bảo vệ TT Trump 24/24 lại có thời gian rỗi ngồi quán vỉa hè, nhâm nhi ly trà đá như bao người Việt bình thường khác? Nếu không bình yên, thì tại sao sau khi đến Hà Nội các anh lính thiện chiến này lại có thời gian mà lau xe chuyên chở TT cho đở bẩn? Xin hỏi nếu không bình yên thì những anh lính có bảo vệ TT lại nhàn như thế? Mong tác giả Thảo Vy trả lời hộ.

Nhập gia tùy tục.

Chưa kể trước đó, nhiều nguyên thủ quốc gia khác đến Việt Nam tự do đi lại, hòa mình vào cuộc sống thường nhật của người dân, thậm chí là những người cảnh vệ, những đặc vụ bảo vệ chỉ đứng từ xa quan sát.

Điển hình như: Tổng thống Mỹ Obama ngồi ăn bún chả, thả bộ ung dung giữa cơn mưa mùa hạ, ghé vỉa hè Hà Nội đứng hàn huyên với người dân. Thủ tướng Úc chụp hình tự sướng cùng cư dân giữa đường phố Đà Nẵng. Một dịp khác, khi đến Hà Nội ông còn đi thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm, nhấm nháp ổ bánh mỳ tráng miệng, rồi lặng lẽ đọc thơ Kiều – thưởng thức thú vui tao nhã của người Việt Nam.

Còn Hoàng tử Anh thanh thản ngồi hè phố thưởng thức hương vị “cà phê cóc” rồi ung dung đi bộ trong dòng người hối hả giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Thủ tướng Canada cũng thế, đến với TP.HCM ông chạy bộ bên bờ kênh Nhiêu Lộc, ngồi cà phê vỉa hè trò chuyện cùng người dân.

Tổng thống Pháp, Tổng thống Argentia ung dung bách bộ, uống “cà phê hè phố” nhàn nhã ngắm trăng lên. Nay đất nước này lại được Mỹ – Triều chọn làm nơi vun vén những hạt giống hòa bình thế giới. Xin hỏi có nơi nào như đất nước Việt Nam? Xin hỏi có quốc gia nào mà lãnh đạo các trên thế giới đến công du không có một nỗi lo sợ bị ám sát, bị đe dọa tính mạng như ở Việt Nam chưa? Vậy Việt Nam có an toàn, thân thiện, trật tự, hòa bình, ổn định hay chưa?

Thiết nghĩ những câu chuyện trên chỉ có thể xảy ra ở một quốc gia “hòa bình, thân thiện, trật tự” mà thôi. Chỉ có niềm tin tưởng tuyệt đối vào một quốc gia nhân ái, yêu hòa bình, không chiến tranh, không hỗn loạn, thân thiện, hợp tác với bè bạn năm châu, nên các vị nguyên thủ mới không cần phải có đặc vụ hay cảnh vệ dày đặc ở bên, mà ung dung thưởng thức những cái ở nơi khác không bao giờ có được.

(Quang Lâm)

Bài viết liên quan