Họ cố tình châm ngòi cho quả bom Metro n.ổ để bàn giao lại cho Trung Quốc?

Thực tế, quả bom Metro Bến Thành – Suối Tiên đã có dấu hiệu nổ từ hơn 1 tháng trước, khi Đại sứ Nhật lên tiếng cảnh báo nếu không thanh toán số tiền hơn 100 triệu USD, nhà thầu nước này sẽ ngừng thi công. Ngửi thấy mùi “lò”, hai ông lớn dính tới vụ án bèn tính kế cao chạy xa bay kể cả việc phải từ bỏ cái chức danh danh giá mà nhiều ông mơ cũng chả dám mơ – Trưởng và Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hóa ra, 2 cái chức ấy chả là gì so với số tiền khủng mà 2 ông đã hốt trọn sau dự án, một khoản là từ tiền bòn rút công trình và đội vốn cả nghìn tỷ, một khoản là từ tiền bán nguyên dự án giao lại cho TQ?

 

Chậm tiến độ vốn là một trong những điệp khúc quen thuộc tại các dự án công trình giao thông đô thị tại Việt Nam. Với Metro Bến Thành – Suối Tiên cũng vậy. Sau hơn 10 năm thi công, metro Bến Thành – Suối Tiên mới hoàn thành 56% khối lượng thi công. Trong đó, gói thầu xây dựng đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP mới đạt khối lượng 50%. Còn gói thầu xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son đạt 66%. Trong khi gói thầu xây dựng đoạn đi trên cao và depot đạt 77%. Cuối cùng, gói thầu mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ra và bảo dưỡng đạt 32%.

Tức là cho dù TPHCM có đủ 100 triệu USD trả cho nhà thầu Nhật, thì phải mất 10 năm nữa mới làm xong đường ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP, mất 4 năm mới làm xong đường ngầm từ ga Nhà hát đến ga Ba Son, mất 3 năm mới làm xong đường trên cao.

Giờ hai ông nắm ki của dự án là ông trưởng ban thì từ chức, ông phó ban bỏ trốn đi Mỹ, chưa kể còn rất nhiều cán bộ , lãnh đạp ban quản lý cũng nộp đơn xin nghỉ; đồng thời, việc đội vốn khủng của dự án từ 17.400 tỷ lên 47.300 tỷ mà không trình quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư nên chuyện dự án này phải CHẾT YỂU là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Có khi nào họ cố tình đẩy dự án vào cảnh này?

Theo Cục Thuế TP.HCM, để hoàn thành chỉ tiêu pháp luật đã đề ra. Từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi ngày ngành thuế phải thu 1.046 tỷ đồng. Tức là 100 triệu USD là 2.325 tỷ, TP.HCM chỉ cần nhịn tiêu 3 ngày là dư tiền trả cho nhà thầu Nhật. Và 1 tháng là có thể xây được nguyên tuyến Metro chứ đừng nói là 40 năm thì xây xong cỡ chục tuyến rồi! Đó là chưa kể thu từ các đơn vị kinh tế (theo lý thuyết). Vậy hà cớ gì thành phố phải chây ì, kỳ kèo mãi mới nhà thầu Nhật mà không trả tiền để dự án được tiếp tục?

Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang nộp đơn xin nghỉ việc.

Khi lộ ra vụ bòn rút tường vây từ 2m xuống 1,5m, tác giả chính của vụ việc là ông Lê Nguyễn Minh Quang đã biện bạch rằng: giúp tiết kiệm thời gian, 90 tỷ đồng và rõ ràng là ông bị “chơi xỏ”. Sao ngay khi thay đổi thiết kế, ông không minh bạch vụ việc để đến khi bị khui ra để tự đào mồ chôn chính mình. Ai chơi được ông, một người làm tới chức bự như vậy thì phải luồn sâu đến mức nào, tinh ranh ra sao ai cũng hiểu.

Dẫu biết TP.HCM như một con bò bị vắt kiệt sữa, thế nhưng thử hỏi với số tiền hàng ngày TP.HCM nộp thuế và việc đẻ ra hàng loạt dự án nghìn tỷ như xây nhà hát giao hưởng, tượng đài HCM thì rõ ràng là họ cố tình không muốn trả tiền cho nhà thầu Nhật. Nếu vậy, mục đích của hành động này là gì?

Chưa kể, cũng nhờ sự giúp sức của nhiều đại gia BĐS TP, mà dự án này mới đội vốn khủng đến vậy. Lúc đầu, TP dự toán tổng 17.400 tỷ nằm trong hạn mức do TP duyệt chủ trương đầu tư. Với mức này chỉ đủ xây vài nhà ga từ Bến Thành đến Suối Tiên, Metro sẽ thay xe buýt chở khách đi KDL Suối Tiên rồi về. Rồi các đại gia BĐS liền xúi TP xây 14 nhà ga để ghé dự án cao ốc cao cấp mọc sẵn thế là cái Metro mới được tăng chi phí lên tới 47.300 tỷ. Chả biết có phục vụ gì cho dân hay phục vụ túi tiền của các đại gia này, và người đã ký ok cho đội vốn hơn 30.000 tỷ giờ đã cao chạy xa bay sang tận Mỹ lại mọc thêm biệt thự bên trời tây.

Có người đặt câu hỏi rằng: TP.HCM làm cách nào có thể giao dự án vốn ODA của Nhật đã làm mấy năm qua để giao cho TQ? Dễ thôi, chính nhà thầu Nhật cũng đang rất cần tiền. Nếu một nhà thầu TQ mang theo một giỏ bao la tiền qua VN đề nghị liên doanh với nhà thầu Nhật, toàn bộ chi phí cho công trình sẽ do TQ chi hết. Chỉ cần làm theo yêu cầu của TQ: chọn nhân công, thiết bị, vật tư made in China là ok hết. Liệu Nhật có đồng ý hay không khi vấn đề nan giải nhất là thiếu tiền đã được giải quyết êm xuôi?

Bấp chấp việc trước giờ lãnh đạo TP.HCM qua các thời kỳ đều từ chối mong muốn của các nhà thầu TA trong việc tham gia xây dựng hạ tầng đô thị tại TP. Nhưng khi việc giải ngân nguồn vốn đang gặp bế tắc, nguồn kinh phí tạm ứng từ TP.HCM đang dần cạn kiệt, chuyện TP.HCM chấp nhận giao dự án này cho TQ là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Đăng Quang 

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan