Hi.ể.m h.ọ.a m.ất nước từ tay T.V.Quyết: Thâu tóm hàng loạt, sai phạm không ai xử lý?

T.V.Quyết là một nhân vật khá nổi tiếng trong giới doanh nhân ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay, đây có thể được coi là đại gia bất động sản đình đám nhất với nhiều tai tiếng.

Chủ tịch Tập đoàn F.L.C có thời điểm được truyền thông trong nước tôn vinh là tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, tăng trưởng vốn của Tập đoàn F.L.C diễn ra một cách nhanh chóng, từ 18 tỷ đồng năm 2008 đến năm 2015 là hơn 8.400 tỷ, Tập đoàn F.L.C là chủ sở hữu của hàng chục các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở,…trải dài dọc theo bờ biển Việt Nam. Đặc biệt, Tập đoàn này đã “nuốt chửng” nhiều dự án khủng nhưng chỉ để đắp chiếu tại hai vị trí quan trọng nhất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn này còn lấn sang đầu tư vào lĩnh vực hàng không sau khi ký hợp đồng mua 20 máy bay thế hệ mới Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ USD và ngày 10/07/2018, Bộ Công thương đã ký quyết định cấp phép cho Tập đoàn F.L.C thành lập hãng hàng không Bam.boo Airways, trụ sở chính là sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Cùng với sự tăng trưởng của Tập đoàn F.L.C là những vụ bê bối trong việc triển khai các dự án xây dựng, chây lỳ nộp tiền trúng thầu, không trả nợ thuế, thất hứa với nhiều hộ dân trong đền bù giải tỏa, xây dựng khi chưa có giấy phép, ép người mua nhận nhà khi công trình còn dở dang, trục lợi từ đất nông nghiệp làm dự án,…Rất nhiều sai phạm rành rành trong việc triển khai các dự án đã được truyền thông trong nước đưa tin rầm rộ mà chẳng may may ảnh hưởng gì đến Quyết, gây bức xúc trong dư luận. Thế lực nào đang đứng sau lưng Tập đoàn F.L.C mà bất chấp dư luận phản đối cùng hàng loạt sai phạm, Tập đoàn F.L.C vẫn được tạo điều kiện tối đa triển khai hàng loạt dự án khắp cả nước?

Tập đoàn F.L.C đã gây ra hệ lụy tiêu cực trong xã hội thông qua việc xem thường pháp luật Việt Nam, cụ thể nhất là dự án tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và dự án Nhơn Lý, tỉnh Bình Định của F.L.C trong việc thực hiện công tác xây dựng theo quy hoạch, 4 công trình thuộc 2 dự án này thi công xây dựng dù chưa có giấy phép, quản lý chất lượng công trình xây dựng yếu kém, vi phạm về phòng cháy chữa cháy luôn đặt tính mạng của cư dân vào chổ nguy hiểm.

Tương tự như vậy, cao ốc F.L.C Landmark trên đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vượt tầng, sai phép có 18 căn hộ xây “chui”, còn chung cư HH-01 cao 18 tầng thuộc Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thì không có giấy phép xây dựng, Dự án căn hộ kiểu mẫu F.L.C Hoàng Long tỉnh Thanh Hóa sau ba năm xây dựng thì nhà ở chẳng thấy đâu, thay vào đó chỉ là nỗi bức xúc của hàng trăm người dân ở khu vực này là tiền đền bù chẳng có. Đi liền với đó là diện tích không nhỏ đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp cũng biến mất đẩy dân vào cảnh khó khăn túng quẫn, cho đến bây giờ cũng khó có thể biết chính xác là bao nhiêu hecta đất rừng phòng hộ, đất nông nghiệp đã “ra đi” cùng các đại dự án này.

Mối nguy hại được xem là lớn nhất của Tập đoàn F.L.C là liệu có yếu tố có Trung Quốc chống lưng hay không? Tập đoàn F.L.C tiền thân qua 4 lần đổi tên từ Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune, Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, Công ty Cổ phần F.L.C, và cuối cùng là Công ty Cổ phần Tập đoàn F.L.C. Có vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng, chỉ vài năm sau đó tăng lên 8.400 tỷ đồng, bắt đầu “thâu tóm” nhiều dự án lớn bất động sản trong cả nước, tiền ở đâu mà tăng vọt lên một cách không tưởng như thế.

Tuy nhiên, bên cạnh vẻ hào nhoáng bên ngoài thì Tập đoàn F.L.C nợ như chúa chổm, theo báo cáo tài chính từ nửa đầu 2018, tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của Tập đoàn F.L.C là 17.600 tỷ đồng, trong đó 14.364 tỷ đồng là vay ngắn hạn, tổng nợ vay và thuê tài chính của Tập đoàn F.L.C ở mức 4.080 tỷ đồng. Hiện nay, Tập đoàn F.L.C đang nợ nhiều ngân hàng như: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông, PVCombank,…Đáng chú ý trong các khoản vay gần đây của F.L.C có 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Nếu dám công khai minh bạch tài chính của Tập đoàn F.L.C thì số tiền vay Nhân dân tệ từ Trung Quốc có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng, chứ không dừng lại ở con số tượng trưng như trên.

Trung Quốc gần đây đang được thế giới nhắc tới như là một “đế quốc chủ nợ”. Bằng cách sử dụng bẫy nợ để kiểm soát đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước sập bẩy nợ theo ý muốn của họ mà không cần phải phát động chiến tranh chiếm đóng nước khác như thời xa xưa, hầu hết các con nợ của Trung Quốc hiện nay đều đang đối mặt với rủi ro cao về mất chủ quyền. Chính quyền TQ bơm tiền cho các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, thương lái đầu tư vào các nước khác làm náo loạn thị trường để kiểm soát chính sách tiền tệ, chưa kể đến việc tàn phá môi trường sinh thái như Formosa khiến cá chết hàng loạt vẫn còn ám ảnh người dân các tỉnh miền Trung, Lee&Man tàn phá môi trường sông Hậu, dự án đường ống nước sông Đà vỡ đến lần thứ 18 liên tiếp vì dùng nguyên liệu Trung Quốc, ô nhiễm môi trường trầm trọng tại dự án Boxit Tây Nguyên và dự án Nhà máy thép Thái Nguyên,…Hơn thế nữa là âm mưu thâm độc đẩy hàng hóa độc hại vào thị trường Việt Nam. Tác hại của việc tiêu thụ hàng hóa độc hại của Trung Quốc khiến người Việt Nam ngày càng mắc những căn bệnh hiểm nghèo mà hiện nay ngành y tế thế giới chưa có thuốc chữa như bệnh ung thư, góp phần hủy hoại giống nòi con cháu Lạc Hồng.

Qua đó có thể thấy việc bơm tiền cho Tập đoàn F.L.C tiềm ẩn nguy cơ thôn tính Việt Nam của Trung Quốc, đây là hành động “nối giáo cho giặc” khi thâu tóm hàng nghìn hecta ven biển khắp các tỉnh bằng Nhân dân tệ. Thực chất cái gọi là vay vốn Ngân hàng Công thương Trung Quốc mà F.L.C đang vay, đều là vốn do Chính phủ Trung Quốc cung cấp chứ không phải của bất kỳ doanh nghiệp nào, mục đích sau cùng là làm rối loạn nền kinh tế và đưa người Hoa xâm nhập vào lãnh thổ nước ta.

Việc Tập đoàn F.L.C không triển khai các dự án ở hai thành phố lớn nêu trên là nhằm giữ đất, tránh gây chú ý dư luận, che mắt thiên hạ để thực hiện chủ trương lớn của ông chủ phương Bắc là thâu tóm cho bằng được hàng loạt các điểm trọng yếu của Việt Nam. T.V.Quyết phải mua cho được bãi biển Sầm Sơn của Thanh Hóa, ở Khánh Hòa thì phải mua cho được bãi biển ở gần Vịnh Cam Ranh. Việt Nam có đường biển trải dài hơn 3.400 km luôn là món mồi béo bở mà chúng hướng đến vì quyền lợi về kinh tế, kể cả đây được coi là chiến lược quân sự mà Trung Quốc đã nhăm nhe thực hiện từ lâu nhưng khó làm vì “có yếu tố nước ngoài”. Đây quả là một vấn đề nan giải, một câu hỏi khắc khoải mà tôi tin rằng, bất cứ người Việt yêu nước nào cũng phải trăn trở.

Nguồn: Bút Danh

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan