EVN vươn vòi “bạch tuộc” h út m áu dân bù vào những khoản bòn rút nghìn tỷ?

Tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư trái ngành, gây thất thoát ngân sách hàng trăm ngàn tỷ đồng điển hình như: PVN, TKV, VRG, EVN, Viettel, 12 dự án nghìn tỷ của Bộ công thương…khiến nợ công tăng cao. Điều này làm cho người ta nghi ngại, những tập đoàn này mang vốn nhà nước đi “làm ăn” chỉ hợp thức hóa giấy tờ nhằm “rút rỉa” ngân sách? Riêng tập đoàn Điện lực – EVN tuy kinh doanh mua bán điện lãi nghìn tỷ nhưng vẫn có những khoản lỗ lên đến hàng trăm nghìn tỷ, nợ chiếm vị trí quán quân, có nguy cơ phá sản. Thay vì trông chờ rót ngân sách “cứu trợ”, EVN nhanh chóng sử dụng con bài át chủ – tăng giá điện “hút máu” người dân để bù vào những khoản thấu chi, nhằm cứu vãn tình thế.

EVN được coi là một trong các doanh nghiệp có nhiều khả năng tác động đến dân sinh nhất. Ỷ vào tầm quan trọng, thế độc quyền và sự bảo kê của cựu Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng, EVN đã bày ra đủ mọi chiêu trò để moi tiền ngân sách, phục vụ cho nhóm lợi ích, một số lãnh đạo và cả nhân viên. Vung tay quá trán, để rồi khi nhìn lại con số thất thoát lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

EVN vươn vòi “bạch tuộc” ra “hút máu” dân bù vào những khoản bòn rút nghìn tỷ?

Chi tiền phục vụ cho lãnh đạo, nhân viên EVN và nhóm lợi ích

Các lãnh đạo EVN hưởng lương cao ngất ngưỡng. Cụ thể, ông Mai Quốc Hội – thành viên hội đồng thành viên (HĐTV) có lương trên 866 triệu đồng/năm; ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV EVN thu nhập đạt 618 triệu đồng/năm. Đó là sếp của của công ty mẹ, sếp công ty con thì ngoài mức lương cao còn đi cả siêu xe tiền tỷ. Điển hình là GĐ công ty điện lực Hải Phòng ông Vũ Đức Hoan sử dụng xe Toyota Land Cruiser V8 mang BKS 15A – 260.99 có giá trị khoảng 3 tỷ đồng chỉ làm phương tiện đi lại.

EVN ưu ái nhân viên hơn các DN khác. Ngay trong bối cảnh giá điện liên tục leo thang, Phó tổng giám đốc Tổng Cty điện lực Miền Bắc (EVNNPC) Thiều Kim Quỳnh bỏ việc giữa giờ hành chính đi chơi golf bất chấp vi phạm luật lao động. Được biết, chi phí chơi môn này mỗi năm lên tới hàng trăm triệu, đó là chưa kể đến phí đăng ký hội viên khoảng hơn 1 tỷ đồng. Trước đó, 400 sếp gồm GĐ, PGĐ EVN được đi tham quan học tập ở Hong Kong – Thẩm Quyến, Hàn Quốc, Đài Loan. Tổng cộng trong 4 năm từ 2012-2015, có khoảng 1.500 cán bộ điện lực ra nước ngoài (Chi phí cho mỗi người từ 20-30 triệu đồng).

Ông Thiều Kim Quỳnh -Phó tổng giám đốc Tổng Cty điện lực Miền Bắc (EVNNPC).

Còn nhân viên EVN có mức thu nhập 13,6 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi lương trung bình lao động của các DNNN (5,5 triệu đồng/tháng). Bên cạnh đó, họ còn hưởng chế độ phúc lợi khiến nhiều người lao động khác thèm muốn. EVN xây cả biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis…để cấp nhân viên gần 600 tỷ đồng. Rồi tiếp đến là những kỳ nghỉ mát ở Resort cao cấp…tất cả các chi phí này đều được hoạch toán vào giá điện và chi phí đầu tư 6 dự án, dưới sự phê duyệt của một số cán bộ của Bộ Công Thương. Nhiều người thắc mắc, nhân viên còn được hưởng chế độ như thế, thì liệu những lãnh đạo EVN và nhóm lợi ích có cuộc sống xa hoa cở nào?

“Lợi ích” mà EVN và nhóm lợi ích mang lại cho dân

Giết chết hàng loạt dân nghèo. Còn nhớ năm 2013 các nhà máy thủy điện của EVN đồng loạt xả lũ lên đầu dân chúng khiến hơn 50 dân nghèo bị thiệt mạng. Đến năm 2016, cú xả lũ của thủy điện Hố Hô đã giết sống hơn 20 người dân Hương Khê ở Hà Tĩnh. Đến giữa tháng 10/2017, trong khi mưa lũ ồ ạt, 52 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, khiến 280 người chết, mất tích và 283 người bị thương; 4,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 308 nghìn ngôi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 163,7 nghìn ha lúa và 101,4 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 10 tháng ước tính khoảng 29.000 tỷ đồng. Hậu quả của việc xả lũ, khiến người dân phải hơn 10 năm nữa, mới gượng dậy nổi. Nhưng cuối cùng các vụ việc trên cũng đã “chìm xuồng”, mà không hề bị truy cứu trách nhiệm cơ quan chủ quản.

 

 

Thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ làm người dân ở huyện Hương Khê phải trèo lên nóc nhà tránh lũ.

Hủy hoại môi trường sống của hơn 90 triệu dân. Không chỉ giết người hàng loạt, EVN còn đầu tư nhiều nhà máy nhiệt điện than hủy hoại môi trường sống của hơn 90 triệu dân Việt. Ông Lauri Myllyvirta, thành viên nhóm nghiên cứu Đại học Harvard, dẫn báo cáo cả khu vực Đông Nam Á và VN có đến 4.300 người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than mỗi năm. Theo quy hoạch đến năm 2030 có 80 nhà máy nhiệt than, thì con số người chết lên đến 25.000 người. Không chỉ vậy, EVN còn bắt tay với nhà đầu tư Trung Quốc xây nhà máy Nhiệt điện than quy mô lớn như Vĩnh Tân và Duyên Hải (EVN có 15% cổ phần)…khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Hiện nhà máy Nhiệt điện than Vĩnh Tân xả thải ra biển khiến hàng loạt hải sản gần bờ chết sạch, bãi tro xỉ than uy hiếp cuộc sống người dân. Còn tại nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải thì xả thải ngầm ra những cửa sông chính gây ô nhiễm toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long, hủy diệt vựa lúa lớn nhất nước Việt Nam.

Tiếp tay cho giặc Tàu? Tại trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và Nhiệt điện Duyên Hải có hàng nghìn lao động Trung Quốc sang làm việc và sinh sống. Thiết nghĩ, khi những nhà máy này hết hạn thuê đất, thì đã có gần chục lớp thế hệ con lai Trung Quốc ra đời. Liệu người Việt chúng ta có bị đồng hóa? Điều đáng nói nữa là, hai nhà máy này nằm ở vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng, có nguy cơ trở thành những căn cứ quân sự núp bóng lao động Trung Quốc. Bởi Vĩnh Tân – Bình Thuận có vị trí một bên là núi, một bên là biển chỉ duy nhất quốc lộ 1A đi qua nối liền Nam – Bắc. Nếu có chiến sự, nơi đây sẽ dễ dàng bị chia cắt. Còn ở Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên. Nếu có biến, thì giặc ngoại xâm dễ dàng xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thủy tiến vào Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. EVN đang tâm hại dân, thì liệu chuyện bán nước sớm hay muộn?

Phố tự trị của Trung Quốc tồn tại ngay trong lòng Việt Nam.

Tăng giá điện liên tục. Mặc dù việc buôn bán điện vẫn ăn nên làm, theo báo cáo doanh thu năm 2015 là 234.339 tỷ đồng, lãi khoảng 2.132 tỷ đồng, năm 2016 lãi hơn 2.600 tỷ đồng, thế nhưng EVN liên tục tăng giá. Khi được hỏi, vì sao ngành điện có lãi nhưng vẫn tăng giá, thì ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cho rằng tăng để bù lỗ cho những năm 2014-2015. Liệu những con số lỗ trong năm 2015 có phải là tiền EVN cho cán bộ đi nước ngoài, lãnh đạo và nhóm lợi ích chia chác? Thực chất EVN tăng giá để bù lỗ hay tăng để bù vào những khoản bòn rút vô tội vạ?

Từ những “chiến tích” ở trên chúng ta có bao giờ tự hỏi EVN đã làm gì được cho đất nước cho người dân, ngoài việc gây chết chóc đau thương, làm thất thoát tiền thuế của dân? Tại sao các ông lớn như PVN, VRG đã bị xử lý, mà kẻ đứng đầu danh sách bòn rút ngân sách như EVN vẫn chưa bị “sờ gáy”? Phải chăng đã đến lúc EVN phá sản để ngành điện Việt Nam phát triển?

Từ khóa: ,
DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan