Đến năm 2100 phần lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể bị chìm dưới nước

Một nghiên cứu mới dự đoán với tốc độ sụt lún hiện nay, đến năm 2100 gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam sẽ bị chìm dưới nước.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh cư của gần 20 triệu người, và sản xuất một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam, giúp nuôi sống khoảng 200 triệu người. Có nguy cơ bị chìm dưới nước do việc khai thác nước ngầm quá mức, khiến đất bị sụp lún trong khi mực nước biển đang dâng lên.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hoà Lan, đã tạo ra một mô hình thuỷ văn 3 chiều để nghiên cứu tác động của việc khai thác nước ngầm trong 25 năm qua và dựa vào kết quả này để đưa ra các dự đoán.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc khai thác nguồn nước ngầm đã dẫn đến tình trạng sụp lún đất. Và nếu việc khai thác nguồn nước ngầm tiếp tục gia tăng như trong 10 năm qua, cộng thêm với sự gia tăng của mực nước biển do biến đổi khí hậu thì gần như toàn bộ vùng đồng bằng trũng thấp rộng lớn này sẽ bị nhấn chìm dưới nước.

Ông Philip minderhoud một nhà nghiên cứu một nhà nghiên cứu các hệ thống dưới mặt nước và nước ngầm tại Đại học Utrecht và là người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: khai thác nước ngầm là môt trong những yếu tố quan trọng nhất trong hàng loạt yêu tố khiến đồng bằng sụp lún trung bình khoản 1cm mỗi năm.

Khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường vào năm 1986, đã kéo theo việc khai thác nước ngầm ồ ạt. 30 năm trước việc khai thác nước ngầm gần như bằng 0 mà nay đã lên đến 2,5 triệu lít mỗi ngày. Nước mất đi làm giảm áp lực trong cấu trúc địa chất bên dưới, khiến vùng đất đồng bằng lún xuống. Đồng thời mực nước biển tại đây đang gia tăng với tốc độ khoảng 3-4mm mỗi năm.

Bên cạnh đó trọng lượng của những cấu trúc nhân tạo xây trên vùng đồng bằng, cùng với dòng chảy trầm tích từ thượng nguồn suy giảm và độ nén tự nhiên, cũng là những yếu tố góp phần làm mất đất ở vùng ĐBSCL.

Với mức độ sụp lún đất hiện nay, vùng ĐBSCL cũng có nguy cơ cao bị ngập lụt. Ông minderhoud nói rằng nếu muốn giảm bớt độ sụp lún, con người chỉ có thể thay đổi cách khai thác nguồn nước ngầm. Ông nói thêm cho dù người dân trong vùng đã nâng nền nhà và xây đường xá cao hơn để đối phó với tình trạng sụp lún, những tác động thiệt hại nghiêm trọng đối với nông nghiệp vẫn không thễ tránh khỏi.

Việt Nam là nước sản xuất gạo thứ 2 trên thế giới và 95% sản lượng đó được sản xuất ở ĐBSCL. Đây cũng là nơi sản xuất 60% tổng sản lượng cá xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2016 Việt Nam bị thiệt hại hơn 1,6 tỷ USD do lũ lụt và hạn hán, hủy hoại ít nhất 300 triệu tấn gạo ở vùng ĐBSCL.

Vùng ĐBSCL nổi tiếng là vùng đất màu mỡ và phì nhiêu như được chính nhánh sông Mê Kong bồi đắp phù sa trên một khu vực có diện tích 40.000 km. GS-TS Bùi Chi Bửu – Cố vấn của chính phủ về sản xuất lúa gạo cho biết hiện nay chỉ còn lại 7 nhánh sông. Các đập nước được xây trên thượng nguồn sông Mê Kong đã dẫn tới việc mất đi khoảng 40% dòng chảy trầm tích.

Dòng sông Mê Kong dài hơn 4.000km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ỡ Trung Quốc, rồi chảy qua Lào và Campuchia trước khi chia thành 9 nhánh chảy xuống vùng đồng bằng miền nam Việt Nam. Một nghiên cứu vào năm 2018 của Ủy Ban sông Mê Kong cho thấy, đến năm 2040 97% dòng chảy trầm tích đến ĐBSCL sẽ bị mất. Nếu tất cả các dự án xây đập trên sông Mê Kong và phụ lưu được xúc tiến.

Hàng chục triệu tấn cát cũng được khai thác hàng năm từ sông Mê Kong bao gồm ở cả ĐBSCL. Và việc này càng làm cho vấn đề sụp lún đất trầm trọng hơn. Tất cả các yếu tố này đang tác động đến sự bồi đất tự nhiên, khiến cho vùng ĐBSCL bị mất đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lương thực của Việt Nam.

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan