Có hay không lệnh “không được n ổ s úng” trong trận chiến Gạc Ma?

Nhân sự kiện Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào hồi 20h10 tối ngày 22/4/2019 (Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương), Việt Tân ngay lập tức đã có bài viết“Giai thoại về ông Lê Đức Anh” xuyên tạc sự kiện “Hải chiến Gạc Ma 1988” gắn với trách nhiệm của Đại tướng Lê Đức Anh.

Sự tráo trở, xuyên tạc sự thật của bọn Việt Tân, được câu View bằng tiêu đề bài viết “GIAI THOẠI” nhằm xuyên tạc tư tưởng chỉ đạo “Không được nổ súng trước” thành ra “Không được nổ súng”, chúng cố ý cắt xén từ “Trước” để xỏ xiên sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhằm tô vẽ cho cho luận điệu “Sự Tàu”, “ Bán nước cho Tàu”…đã thành bản tấu hài “Thoát Trung”quá quen thuộc, đến nhàm tai của bọn họ.

 

Để hiểu đúng về sự kiện này, xin được tiếp cận các nhân chứng lịch sử.

Như lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Dân (nguyên Phó Tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân) là người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong chiến dịch CQ 88.

Khi được hỏi, tại sao từ đảo Sinh Tồn, chúng ta không nổ súng bắn tàu TQ để hỗ trợ Gạc Ma?Đại tá Dân cho hay: “Không hề có chuyện mình thả lỏng hay dễ dàng để Trung Quốc chiếm đảo, nhưng lúc đó khoảng cách từ đảo Sinh Tồn tới đảo Gạc Ma là hơn 12 hải lý nên phương tiện, vũ khí của mình không thể bắn tới được hỗ trợ cho anh em”. Chưa kể, lúc đó, các tàu của ta đưa ra chủ yếu là phương tiện vận tải, công binh ra giữ chủ quyền, chứ không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Trong khi đó, Trung Quốc huy động các phương tiện rất lớn, đầy đủ, có tàu chở người, tàu chiến, thậm chí tàu tuần dương, chưa kể tên lửa phóng từ xa…

Nguyên Phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân cũng lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ những thông tin cho rằng, đã có lệnh từ cấp trên không cho phép nổ súng vào ngày 14/3/1988.Ông cho hay: “Vào thời điểm đó, nhiệm vụ của bộ đội ta khi lên đảo Gạc Ma là xây dựng đảo và khi đó, cùng với lá cờ Tổ quốc thì có 2 khẩu súng AK 47 cũng được bộ đội đem theo để bảo vệ cờ.

Khi lính Trung Quốc với vũ khí đầy mình tiến lên đảo, nổ súng tấn công, nhiều anh em đã ngã xuống nhưng vẫn cương quyết bảo vệ bằng được lá cờ. Trong trận chiến không cân sức đó thì 64 anh em chiến sĩ ta đã mãi mãi ra đi.

Còn ở đây, khi đó, tôi là chỉ huy chung của các tàu nhưng cũng không hề có mệnh lệnh nào là không cho anh em chiến sĩ nổ súng cả.

Nếu có, đó chỉ là mệnh lệnh không được nổ súng trước mà thôi, bởi lẽ, quan điểm nhất quán của chúng ta luôn muốn hòa bình, kiềm chế, không bao giờ khiêu khích trước cả”

Cũng theo Đại tá Dân, còn cho biết: “Tôi không biết thông tin này từ đâu nhưng khi đi chiến đấu thì phải có súng, tuy nhiên, sử dụng súng như thế nào thì phải phụ thuộc vào hoàn cảnh và không có người chỉ huy nào lại để anh em của mình làm bia đỡ đạn của quân thù cả. Chúng ta đã kiềm chế và không nổ súng trước nhưng sau khi địch nổ súng, sát hại anh em, chúng ta đã chống trả lại nhưng đúng là tương quan lúc đó, họ hơn chúng ta rất nhiều và mọi chuyện đã diễn ra như lịch sử.Chúng tôi cũng chỉ mong là, mọi người khi đưa thông tin hãy đưa trung thực, khách quan, bởi những gì không đúng, đang làm tổn thương đến anh linh của anh em và những người còn sống”.

Cùng với đó, cựu chiến binh Lê Văn Thoa, 1 trong 9 người bị Trung Quốc bắt giữ sau trận hải chiến 14/3/1988 ở Gạc Ma cũng khẳng định, không hề có lệnh nào không cho nổ súng chống lại kẻ thù lúc đó.“

Ở đây chỉ là không được nổ súng trước còn nếu không nổ súng thì sao có chuyện chúng ta chống trả lại, khiến nhiều lính Trung Quốc bị thương vong, phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi về tàu.Chúng tôi, những người còn lại sau cuộc chiến mong rằng, mọi người hãy đưa thông tin chính xác, đừng để ảnh hưởng đến các anh em đã ngã xuống”, cựu binh Thoa bày tỏ.

Rất mong chúng ta sẽ là những facebooker thông minh và tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch./.

Bài viết liên quan