[CHUYÊN ĐỀ] Vạch trần chiêu bài đầu tư “kiểu bố già” Đinh Trường Chinh

HDTC và đại gia Đinh Trường Chinh nổi tiếng là “bố già” trong lĩnh vực tài chính. Chiến thuật dùng mối quan hệ xí phần đất tại các tỉnh, hoặc đi kiện để dành đự án, là cách chơi không công bằng và gây thất thoát vốn Nhà nước.

Những mánh lấy đất của đại gia bất động sản

Các nhà phát triển bất động sản tên tuổi trên thị trường (bao gồm cả thị trường nổi và cả những tay chơi ngầm) đều là những đại gia có quỹ đất lớn. Để có đất, đôi khi là cơ hội, nhưng đa phần doanh nghiệp phải dùng chiến thuật.

Một số nước cờ của đại gia được thị trường biết đến như:

• Doanh nghiệp gom quỹ đất vàng bằng cách gom cổ phần doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Với trường hợp này, nhiều đại gia có lợi thế giá rẻ bởi hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc đưa đất vào tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp.

• Dùng chiến thuật M&A để mua lại dự án chậm, chết, thiếu vốn,…

• Lấy tài sản thế chấp qua ngân hàng con của doanh nghiệp hoặc ngân hàng thân quen

• Dùng công ty con sạch về tài chính hoặc công ty địa phương để nhận dự án

• Vẽ dự án ảo, dùng quan hệ để “xí phần” dự án,…

• Kiện cáo tranh chấp để dành dự án

• Bắt tay với ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo bằng đất và thâu tóm với giá rẻ

Gần đây thị trường bất động sản xuất hiện xu hướng đầu tư ra tỉnh của các doanh nghiệp, xuất phát từ thực trạng quỹ đất trong các thành phố gần như đã hết. Thì những chiêu thức kể trên càng được doanh nghiệp tận dụng một cách tối đa.

Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ mới của TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 38,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu bởi nhiều chủ đầu tư hoãn kế hoạch mở bán sang 6 tháng cuối năm 2020 dưới tác động của Covid-19. Nhưng chính sự thiếu hàng tồn kho này đã đẩy giá nhà ở phân khúc này tăng. Giá trung bình tăng 4-12% so với cùng kỳ.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội trong nửa đầu năm lại chứng kiến mức sụt giảm mạnh cả về nguồn cung mới và khối lượng giao dịch, khoảng giảm 60% so với cùng kỳ. Nguồn cung mới nhà liền thổ tại Hà Nội giảm 92% so với cùng kỳ.

Về tương lai, để duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp bắt buộc tiếp tục gom đất. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tập trung lượng vốn lớn nhằm “săn” các dự án giá tốt để triển khai khi thị trường khởi sắc. Một số doanh nghiệp cũng đã công khai kế hoạch này trong các buổi họp cổ đông.

Tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên mới đây, Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã thông qua kế hoạch dành 2.700 tỉ đồng đầu tư vào các dự án chủ lực ở TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Theo đó, Thuduc House sẽ tiếp tục phát triển quỹ đất bằng cách nhận chuyển nhượng những khu đất có quy mô vừa và nhỏ từ 1-10 ha ở các khu đô thị lớn để xây dựng nhà ở giá trung bình cho công nhân, người lao động.

Tương tự, Công ty CP Đầu tư Bất động sản An Gia tuy chỉ mới niêm yết lên sàn chứng khoán chưa đầy một năm cũng công bố tại đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 6 về tham vọng mở rộng quỹ đất. Ông Nguyễn Bá Sáng – Chủ tịch HĐQT công ty – nhận định sau dịch bệnh là thời điểm vàng để mở rộng quỹ đất vì quá trình đàm phán giá suôn sẻ hơn. Năm 2020, doanh nghiệp (DN) này dự kiến dành 3.000 – 5.000 tỉ đồng để thu gom quỹ đất và triển khai dự án.

Trong khi đó, đại gia Novaland dù đang nắm giữ quỹ đất lớn với quy mô được công bố lên đến gần 5.000 ha, đủ để phát triển ổn định trong 10-20 năm tới, nhưng trong kế hoạch kinh doanh năm 2020, tập đoàn này vẫn muốn mua thêm nhiều dự án có vị trí đắc địa, pháp lý rõ ràng để phát triển trong tương lai.

Trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, trường đua lấy quỹ đất đẹp của các doanh nghiệp bất động sản càng khốc liệt. Các doanh nghiệp đều phải có chiến thuật riêng, nhưng chắc có lẽ sẽ nhiều hơn kiện tụng, tranh chấp.

Đinh Trường Chinh – “phù thuỷ cưỡi chổi” HDTC

Trong khi các đại gia và doanh nghiệp gây dựng uy tín bằng khối tài lớn, lợi nhuận tăng trưởng hấp dẫn, dự án khủng,… hoặc đi ngầm; thế nhưng ông Đinh Trường Chinh không cần làm màu. Dẫu vậy, mặc kệ hình ảnh lãnh đạo mafia nhưng những dự án khủng nhất vẫn về tay HDTC, bất chấp tai tiếng, kiện tụng.

• Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) cũng như nhiều doanh nghiệp gốc Nhà nước, không có gì nổi bật ngoài sở hữu dự án bất động sản, nhưng những dự án lớn thì trước cổ phần hoá vẫn nằm trên giấy. HDTC chỉ thật sự gây chú ý với cách mà ông Đinh Trường Chinh “tất tay”.

Website HDTC là doanh nghiệp đã có 35 năm tuổi đời với vốn điều lệ 2.241 tỷ đồng. Với 30 dự án đã và đang thực hiện, lợi nhuận của doanh nghiệp này được cân đối tăng đều hàng năm và mức hiện tại đang là hơn 100 tỷ đồng.

HDT định hướng là nhà phát triển uy tín và lớn mạnh nhất thị trường bất động sản với sản phẩm tốt nhất. Nhưng có vẻ lời hứa của của ban quản trị bộ ba họ Đinh không thực tế khi già nửa số dự án sở hữu vướng tranh chấp kiện tụng hoặc chậm tiến độ bị thu hồi. Trong đó, ông Đinh Trường Chinh là Chủ tịch HĐQT, ông Đinh Chí Minh và bà Đinh Thị Thuỳ Hương là thành viên Ban kiểm soát. Để ôm trọn HDTC về gia đình trị, ông Đinh Trường Chinh cũng là bố già trong lĩnh vực tài chính.

HDTC trước đây được biết đến là công ty có 100% vốn của nhà nước và trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn – Resco. Năm 2016, Công ty CP Việt Hân (Công ty Việt Hân) của đại gia Đinh Trường Chinh đã âm thầm chi hơn 1.600 tỷ đồng thâu tóm 70% cổ phần của HDTC.

Cụ thể, quyết định số 5603/QĐ-UBND về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa của HDTC do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang ký ngày 3/11/2015, xác định giá trị thực tế của HDTC là hơn 3.000 tỷ đồng.

Trong đó, giá trị thực tế phần góp vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 2.200 tỷ đồng. Chủ trương của UBND TP.HCM là chỉ giữ lại 30% vốn điều lệ, tương đương 67.257.000 cổ phần; số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động của công ty là 702.500 cổ phần, tương đương 0,32%; số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là là 78.000.000 cổ phần, tương đương 34,79% vốn điều lệ.

Còn lại 34,89%, tương đương 78.230.500 cổ phần sẽ được bán đấu giá công khai trên sàn cho nhà đầu tư thông thường. Có nghĩa, ngoài số cổ phần không đáng kể (0,32%), bán ưu đãi cho người lao động của công ty, thì gần toàn bộ 70% cổ phần còn lại sẽ được chào bán công khai cho các nhà đầu tư. Và, Công ty CP Việt Hân đã ôm trọn 70% cổ phần này.

Tài sản đáng chú ý nhất của HDTC là một loạt các dự án bất động sản đã và đang triển khai. Nổi bật hơn cả là Dự án phát triển hạ tầng Khu dân cư An Sương (Quận 12, Tp. HCM) có quy mô 64,7 ha và Dự án đầu tư hạ tầng cơ sở khu đô thị mới An Phú An Khánh (Quận 2, Tp. HCM) với quy mô 131 ha. Mới đây, Dự án Laimain City nằm trong Khu đô thị An Phú – An Khánh đã bị UBND quận 2 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới đây số 1502/QĐ-XPVPHC ngày 14/5 đối với Công ty HDTC do có hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng.

Sau khi cổ phần hóa, ngoại trừ cổ đông Nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 30%, các cổ đông lớn khác (bao gồm cả cổ đông chiến lược) của HDTC liên tục thực hiện giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu.

Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2016, HDTC ghi nhận có tới 182 cổ đông nhưng đa số cổ phần (99,62% vốn điều lệ) tập trung vào 4 cổ đông lớn, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại – Quảng cáo – Xây dựng – Địa ốc Việt Hân (Việt Hân), Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV, ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương.

Trong đó, Việt Hân sở hữu tới 52,13% vốn điều lệ và cũng đóng vai trò là nhà đầu tư chiến lược của HDTC. Bên cạnh đó, hai cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phần tại HDTC là ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương cũng có nhiều mối quan hệ với Việt Hân.

Bà Đinh Ngọc Châu Hương đóng vai trò là Tổng Giám đốc của Việt Hân. Trong khi đó, ông Đinh Trường Chinh (sinh năm 1974) là một doanh nhân khá kín tiếng trong lĩnh vực bất động sản và có nhiều năm đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Việt Hân. Tuy nhiên, tới tháng 10/2016, ông Bùi Quang Tuấn (sinh năm 1980) đã đảm nhiệm vị trí đứng đầu công ty này thay thế cho ông Chinh.

Mặc dù đóng vai trò là cổ đông chiến lược với HDTC song thời gian gắn bó của Việt Hân với công ty này không kéo dài quá lâu. Bởi ngay trong Báo cáo thường niên 2016, số liệu công bố của HDTC cho thấy CTCP Đầu tư tài chính bất động sản FR (FR Group) đã thay thế Việt Hân để sở hữu lượng cổ phần (chiếm tỷ lệ 34,79%) đúng bằng số cổ phần được phân phối cho nhà đầu tư chiến lược theo kế hoạch cổ phần hóa.

Phần vốn “dư” còn lại mà Việt Hân sở hữu nhiều khả năng đã được chuyển nhượng cho ông Đinh Trường Chinh, giúp tỷ lệ sở hữu của vị doanh nhân này tại HDTC được nâng lên mức 26,45%.

Cơ cấu cổ đông của HDTC sau đó được giữ khá ổn định tính đến ngày 30/6/2018. FR Group được thành lập vào năm 2010, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại tòa nhà CT3, 81 Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vào tháng 7/2016, FR Group đã thực hiện tăng vốn từ 105,5 tỷ đồng lên mức 1.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương cũng đang nắm các vị trí chủ chốt tại công ty này.

• Không hiểu vì sao, dù bọc quanh nhiều tai tiếng, nhưng ông Đinh Trường Chinh vẫn qua mặt các nhà đầu tư dành về tay HDTC? Năm 2014, ông Đinh Trường Chinh bất ngờ nổi tiếng khi vỡ lỡ chuyện hôn nhân với Hoa hậu Diễm Hương.

Hồi đầu năm 2014, dư luận đặc biệt quan tâm scandal hoa hậu Diễm Hương “tố” ông Đinh Trường Chinh có hành vi đánh đập, hành hung, vu khống cô sử dụng ma túy khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực. Hoa hậu Diễm Hương đã gửi đến các cơ quan chức năng đơn cầu cứu khẩn cấp về việc người chồng cũ là ông Đinh Trường Chinh gian dối trong việc đăng ký kết hôn và hành hung, khủng bố tinh thần cô.

Năm 2016, thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên vì rộ tin Đinh Trường Chinh bắt tay với một đại gia bất động sản Hà Nội nhiều tai tiếng. Lúc này, hàng loạt dự án như Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu , Hà Nội), khu phức hợp Skymark tại Bà Rịa Vũng Tàu, khu đô thị Du lịch Sinh Thái và Thể thao Tam Nông hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc và đình trệ.

Ông Đinh Trường Chinh được ví như “phù thuỷ cưỡi chỗi” đối với nhân viên, đối tác, đối thủ,…Thậm chí giới tài chính còn xì xào chuyện bắt tay với một số quan chức tại TP.HCM, hay đi doạ dẫm các doanh nghiệp khác rằng sau lưng mình toàn những kẻ tai to mặt lớn, quen biết từ trung ương đến địa phương, sẵn sàng chèn ép doanh nghiệp nếu cần thiết, khiến họ lâm vào cảnh tiến không được lui cũng không xong.

Đại gia kiện tụng

Giới tài chính Sài Thành vẫn đặt biệt danh cho ông Chinh rằng đi kiện nhiều hơn kinh doanh. Thật ra biệt danh này cũng đúng cả hai vế. Nhiều dự án ông Đinh Trường Chinh dành về tay bằng hình thức thưa kiện hoặc hiện nhiều dự án cũng đang ở trạng thái kiện tụng nhau. Nói ông Chinh không đi kinh doanh nhiều bởi hàng cơ số dự án HDTC nhận về hoặc trúng thầu bị bỏ hoang hoá.

• Suốt từ khoảng cuối năm 2017, HDTC còn dính đến vụ tranh chấp với Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển nhà Việt Nam – Hàn Quốc (VK Housing) và Daewoo Star Birdge (DWS) tại dự án căn hộ The Mark ở Quận 7 (Tp.HCM). Vụ việc rất phức tạp và các bên đều đã có đơn tố cáo nhau lên các cơ quan chức năng, và đơn kêu cứu lên Thủ tướng.

Dự án The Mark có vị trí đắc địa tại quận 7, TP. HCM với diện tích khoảng 29.310m2, tổng mức đầu tư ban đầu là 79 triệu USD. Dự án này được UBND TP. HCM cấp phép đầu tư cho VK Housing vào tháng 8/2007.

VK Housing là công ty liên doanh góp vốn giữa pháp nhân Việt Nam là Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà-HDTC nắm 20% vốn điều lệ cùng với 2 pháp nhân Hàn Quốc là Công ty P&D Korea Co.ltđ (P&D) và Công ty Lucky Vietnam Construction (LVC), nắm 80% vốn điều lệ.

Ngày 21/4/2016, VK Housing được Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0305339044. Đến ngày 29/4/2016, VK Housing được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã dự án số 2162333062.

Tuy nhiên, tháng 4/2016 khi HDTC hoàn tất thủ tục cổ phần hóa, 70% vốn nhà nước từ Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn được bán cho Công ty Cổ phần Việt Hân thì nội bộ VK Housing nảy sinh tranh chấp.

HDTC tố cáo VK Housing với hành vi giả mạo hồ sơ, tài liệu tới Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM thu hồi lại giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư dự án của VK Housing với lý do hai pháp nhân Hàn Quốc là P&D và LVC đã bị Tòa án Seoul tuyên phá sản nên không còn khả năng thực hiện dự án The Mark.

Trong khi, VK Housing đã kêu cứu đến Thủ tướng. Sau đó, UBND TP. HCM đã có công văn 6649/UBND-DA ngày 22/112016, không chấm dứt hoạt động của dự án The Mark và không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án; chấp thuận cho VK Housing tiếp trục triển khai dự án, được giãn tiến độ…

Mới đây, cuộc chiến nội bộ giữa các cổ đông của dự án The Mark lại bùng phát. Sau khi Công ty LVC và P&D tuyên bố phá sản thì cổ phần của 2 công ty này được chuyển nhượng cho DWS Star Bridge Co., Ltd-DWS. DWS sau đó đã được công nhận quyền thay thế góp vốn tại VK Housing.

Bỏ ra số tiền khủng để sở hữu 70% cổ phần của HTDC từ năm 2016 có vẻ là nước cờ mạo hiểm của đại gia bất động sản Đinh Trường Chinh. Tuy nhiên, tính riêng giá trị dự án khu nhà ở cao tầng The Mark (quận 7) mà HDTC đang quyết tâm tranh chấp bằng được với liên doanh VK Housing đã có giá trị lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Phía VK Housing (nhà đầu tư dự án) cho biết công ty này đã thanh toán đủ tiền chuyển nhượng đất cho HDTC trước khi cổ phần hóa và những công ty sau này không có quyền tranh chấp tại dự án. Mặc dù vậy, ông Chinh và HDTC tiếp tục dấy lên kiện tụng xung quanh dự án The Mark, nhất là đối với mảnh đất 29.310 m2 để thực hiện dự án.

VK Housing cho biết thêm công ty này với hỗ trợ tài chính từ DWS đã mua lại toàn bộ khu đất này với giá lên đến 20 triệu USD cho HDTC (có kèm theo chứng từ) nhưng công ty này vẫn chưa sang tên theo thỏa thuận do những vấn đề liên quan đến việc cổ phần hóa của DTHC hồi tháng 4/2016.

Vì thế, việc mua lại khu đất cùng với hoạt động thoái vốn của HDTC khỏi liên doanh chứng minh việc DWS hiện là chủ sở hữu duy nhất của dự án The Mark. Bởi, công ty này đã nắm giữ 80% tại liên doanh và mua thêm 20% góp vốn bằng quyền sử dụng đất của HDTC.

Đối tác Hàn Quốc này mới đây vừa gửi đơn tố cáo HDTC cùng Woori Bank TP. HCM để giải chấp miếng đất này với giá 400 tỷ mà không nhận được sự đồng ý của bên cho vay là DWS (đồng thời là bên thuê Woori bank TP. HCM quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mảnh đất nêu trên).

Trước đó, vì không có chức năng ngân hàng nên DWS đã ủy thác cho Ngân hàng Woori TP. HCM nhận và quản lý phần tài sản thế chấp của HDTC, có trả phí hằng năm. Theo hợp đồng ủy thác, Woori Bank không thể tự ý từ bỏ, chuyển nhượng, xử lý tài sản đảm bảo hay chấm dứt hợp đồng đảm bảo quản lý vốn khi không có sự đồng ý hay sự chỉ định bằng văn bản của DWS.

Tuy nhiên, Woori Bank TP. HCM nhận 400 tỷ từ HTDC và giải chấp cho công ty này. Dẫu vậy, phía DWS cho rằng dù dưới bất cứ hình thức và lý do nào thì hành vi này của Woori Bank là vi phạm pháp luật khi cố ý chiếm dụng tài sản trái phép. Động thái này giúp ông Đinh Trường Chinh có đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của HDTC đối với mảnh đất và sẽ đẩy “xung đột” tại dự án The Mark lên nấc thang mới.

• Đại gia Đinh Trường Chinh còn đang theo đuổi một loạt vụ kiện tụng tranh chấp khác, trong đó phải kể đến dự án 131ha Khu đô thị An Phú An Khánh quận 2 – khu đất vàng Thủ Thiêm mà HTDC chiếm đoạt được từ năm 1999 khi còn là doanh nghiệp nhà nước.

Theo tìm hiểu, Dự án Raemian Galaxy City – nay đổi thành Laimain City, có quy mô 25 ha, được giao cho HDTC từ năm 1999 nằm trong khu đô thị An Phú – An Khánh tại Thủ Thiêm. Theo quy hoạch, dự án này có quy mô dân số khoảng 11.600 người với hơn 2.700 căn hộ và 188 căn nhà thấp tầng. Tuy nhiên, gần đây trên nhiều trang mạng đã xuất hiện thông tin chào bán căn hộ dự án này với quy mô lên tới 24 block căn hộ cao 45 tầng, gồm 13.144 căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ.

Vào tháng 6/2019, HDTC bị xử phạt vi định xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi tổ chức thi công dự án không có giấy phép xây dựng. Dự án Laimain City phải dừng thi công để làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Ngày 12/6/2019, HDTC đã có Tờ trình số 417/2019/TT-HDTC về thẩm định thiết kế cơ sở công trình CT1, CT3 và CT4 thuộc khu nhà ở cao tầng và thấp tầng tại Khu đô thị An Phú – An Khánh. CT1, CT3 và CT4 là các công trình giai đoạn đầu của Laimain City.

Tuy nhiên, Tờ trình này chưa nhận được sự đồng ý của Cục Quản lý hoạt động xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng). Ngày 28/6/2019, cơ quan này đã phản hồi bằng Phiếu thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Theo văn bản này, Laimain City còn rất nhiều tài liệu cần bổ sung.

Thông tin từ Sở Xây dựng TP HCM. Cục Quản lý hoạt động xây dựng viết: “Khu đô thị mới An Phú – An Khánh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng cơ sở tại Quyết định số 1042/Qđ-TTg ngày 16/11/1998. Chủ đầu tư cần báo cáo cụ thể về tình trạng triển khai thi công của dự án ở thời điểm hiện tại, đồng thời liên hệ với cơ quan quản lý trật tự xây dựng tại địa phương để được hướng dẫn về các nội dung xây dựng chưa đúng quy định của pháp luật hiện hành (nếu có)”.

Không chỉ chào bán sai số tầng được phê duyệt, HDTC còn xây dựng không đúng phê duyệt ban đầu của Thủ tướng. Như đã nói ở trên, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) đã khẳng định Khu đô thị mới An Phú – An Khánh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng cơ sở tại Quyết định số 1042/Qđ-TTg ngày 16/11/1998.

Điều khó hiểu là trên website của Công ty HDTC vẫn đăng thông báo từ tháng 7/2019 phủ nhận việc chủ đầu tư rao bán dự án có tên gọi là Laimian City hay Raemian Galaxy City.Theo đó, đáng chú ý nhất là toàn bộ khu E được sử dụng cho mục đích công trình công cộng. Tuy nhiên, hiện tại, trên website của mình, HDTC công bố chỉ có 60,3% diện tích được sử dụng cho công trình công cộng, 3,15% cho đất vườn hoa – cây xanh.

Phần diện tích còn lại dành cho 5 cao ốc văn phòng cho thuê có số tầng từ 7 tới 20 tầng và Trung tâm kiểm soát tần số khu vực II và Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh. Không thấy HDTC nhắc tới công trình CT1 trong phân khu E dù CT1 được quảng cáo là công trình nằm trong giai đoạn 1 của Laimain City. Ngoài ra, theo quảng cáo thì dự án Laimain City lên đến 13.000 căn hộ. Giai đoạn 1 đang tiến hành tại 2 cụm CT1 và CT3. Trong đó, cụm CT3 thuộc phân khu D và CT1 thuộc khu E.

Ngoài ra, vẫn còn vài sai lệch so với phê duyệt ban đầu của Thủ tướng như công trình CT3 thuộc dự án Laimian đang được xây dựng nằm hoàn toàn trên diện tích đất vốn được quy hoạch thấp tầng cho biệt thự và nhà phố liên kế; phần diện tích quy hoạch làm công viên cây xanh ở phân khu A đã được phân thành 68 lô đất nền…

• Bị kiện gian dối. Theo thông tin từ Báo Đầu tư, mới đây, Samsung C&T đã lên tiếng cảnh báo một doanh nghiệp bất động sản Việt sử dụng trái phép thương hiệu Raemian City để quảng bá cho các căn hộ mà công ty này đang xây dựng và bán tại TP.HCM. Phía Samsung C&T là đơn vị phát triển dự án Raemian tại Hàn Quốc. Doanh nghiệp Hàn Quốc này cho rằng, HDTC đã công bố việc lựa chọn Samsung C&T làm đối tác hoặc nhà cung cấp các dịch vụ quản lý. Các thông tin này được đăng tải trên trang web cũng như các email quảng cáo liên quan đến việc xây dựng và tiếp thị các dự án ở khu vực An Khánh (quận 2, TP.HCM) và khu vực An Sương (quận 12, TP.HCM). Tuy nhiên, phía đại diện Samsung C&T phủ nhận hoàn toàn thông tin là đối tác của HDTC.

Song, trên website của Công ty HDTC lại không có những thông tin liên quan đến các dự án Raemian City, cũng như tên tuổi của Samsung C&T.

Trước đó, ngày 16/7/2019, HDTC đã đăng thông báo về việc “Cảnh báo thông tin giả mạo rao bán căn hộ Dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh, quận 2, TP.HCM”. Cụ thể, HDTC khẳng định công ty “chưa có chủ trương nào về việc chuyển nhượng, rao bán căn hộ của dự án này”.

“Mọi thông tin liên quan đến việc rao bán các căn hộ thuộc Dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh tại Quận 2, TP.HCM là không đúng sự thật”, HDTC đã khẳng định như vậy.

Thế nhưng, trên thực tế, trên một số website và trang mạng xã hội vẫn có rao bán công khai các căn hộ thuộc dự án nói trên dưới tên gọi Laimian City Quận 2 hoặc Raemian Galaxy City Quận 2.

Trao đổi với báo chí, đại diện Samsung C&T cho biết, họ có cơ sở để khẳng định việc HDTC đã dùng thương hiệu Samsung C&T và Raemian trong việc phát triển các dự án Raemian City (Lương Định Của, ngã 3 Cao Đức Lân, An Phú – Khu đô thị An Khánh, Quận 2, TP.HCM, sau đổi tên thành Laimian City) và dự án Raemian Đông Thuận (DN10, Khu dân cư An Sương, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.HCM, sau đổi tên thành An Dương i-PARK).

Samsung C&T cho rằng, HDTC còn “đạo nhái” tên “Raemian” để cho ra đời ba tổ chức doanh nghiệp (Công ty TNHH Raemian, Công ty TNHH Đầu tư Raemian, và Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế Raemian), kèm theo việc đăng ký bốn tên miền tương ứng (raemian.vn, raemiancity.vn, raemian.com.vn, và raemiancity.com.vn).

Duyên thưa kiện với dự án của ông Đinh Trường Chinh khiến người ta nghi ngờ đến mối quan hệ gia đình có chị gái là thẩm phán cao cấp TP.HCM, và các mối quan hệ lãnh đạo thành phố để hẫu thuẫn đi kiện để lấy đất. Thủ đoạn thâu tóm dự án thường thấy của Đinh Trường Chinh chính là dùng các vụ thưa kiện triền miên, mượn tay luật pháp để triệt hạ đối thủ, là chiến thuật đỉnh cao trong giới tài chính.

HDTC và nghi vấn “rửa tiền” qua dự án?

Với độ tinh quái của mình cùng mối quan hệ sâu rộng từ cơ quan chức năng đến nhóm doanh nghiệp, Chủ tịch Công ty HDTC không thể ngây thơ vẽ ra những dự án phi thực tế tại nhiều tỉnh thành,.. Và tất cả là sự toan tính mang tầm dài hạn.

• Vì sao Dự án Vũng Tàu Paradise bị từ chối gia hạn?

UBND tỉnh vừa có văn bản số 9806/UBND-VP gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về Dự án khu du lịch Vũng Tàu Paradise. Theo đó, quan điểm của tỉnh là không gia hạn cho dự án vì thời gian qua dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ cam kết, vi phạm quy định pháp luật về đất đai.

Dự án Vũng Tàu Paradise được cấp phép vào ngày 23/4/1991 do Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise làm chủ đầu tư. Liên doanh này được thành lập từ sự kết hợp giữa đại diện phía Việt Nam là Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc UBND đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (nay là Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch quốc tế Vũng Tàu) với đối tác Đài Loan là Công ty Paradise Development and Investment.

Tổng mức đầu tư của dự án Vũng Tàu Paradise là 97,2 triệu USD, trong đó, phía Việt Nam góp 25% bằng quyền sử dụng đất của 220ha, 75% còn lại phía đối tác Đài Loan góp bằng tiền.

Ngày 7/6/1993, Công ty Dịch vụ du lịch Quốc tế Vũng Tàu đã bàn giao trên thực địa 220ha cho Công ty liên doanh để triển khai xây dựng công trình tại khu vực Bãi Sau (TP. Vũng Tàu). Đến năm 2016, dự án đã hết thời hạn theo giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, trên tổng diện tích đất được giao 220ha, nhiều năm qua, nhà đầu tư chỉ đưa vào sử dụng khoảng 140ha (phần diện tích đã đầu tư hạng mục sân golf và khu nhà rông), còn lại 80ha (quy hoạch xây dựng khu khách sạn và khu văn hóa dân tộc) sử dụng không hiệu quả và không sử dụng trong thời gian dài, vi phạm quy định pháp luật về đất đai. Vấn đề này đã được Thanh tra Bộ TN-MT nêu tại Kết luận số 1640/KLTr-BTNMT năm 2011.

Hơn nữa, trong quá trình xây dựng dự án, hai bên liên doanh không có sự thống nhất trong quản lý điều hành và giải quyết các vấn đề phát sinh như: bên ɴước ngoài chưa hoàn tất nghĩa vụ góp vốn theo quy định, không thống nhất về việc đăng ký lại doanh nghiệp và điều chỉnh thời hạn hoạt động của liên doanh. Đến khi hết thời hạn hoạt động (năm 2016), hai bên liên doanh cũng chưa thống nhất để đưa ra được quyết định chung về kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, các bên trong liên doanh đơn phương có các văn bản kiến nghị được cơ cấu lại doanh nghiệp (huy động các nhà đầu tư khác) để chứng minh năng lực, xin thực hiện dự án thêm 50 năm.

Tháng 11/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn việc thanh lý dự án theo các quy định về đầu tư và đất đai trong Dự án Paradise thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư. Về phương án xử lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 2 phương án vào tháng 11/2019. Phương án 1, thu hồi 220ha khu đất và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì khả năng tranh chấp đầu tư quốc tế có thể xảy ra vì tài sản trên đất của Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise chưa được xử lý, nội bộ liên doanh không thống nhất việc đăng lý lại doanh nghiệp để tiếp tục gia hạn hoạt động. Phương án 2, thu hồi 220ha khu đất, sau đó căn cứ quy định của Luật Đất đai, UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép nhà đầu tư hiện tại được thực hiện dự án và áp dụng trường hợp cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Tiền thuê đất tính theo khung giá hiện hành.

Ngoài ra, thời hạn hoạt động của Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise đã hết theo quy định tại giấy phép đầu tư, công ty không đăng ký lại hoạt động theo quy định Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014. Do đó, việc chấm dứt hoạt động dự án do hết thời hạn hoạt động sẽ đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế, do đó không còn chủ thể để gia hạn thực hiện dự án.

Liên quan đến vướng mắc trong việc thanh lý tài sản trên đất, UBND tỉnh nêu rõ, theo quy định của Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất đã hết nhưng không được gia hạn nên Nhà nước thu hồi đất theo quy định. Theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thanh lý dự án và thanh lý tài sản trên đất theo quy định.

Theo đó, việc thanh lý dự án thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư, Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise tự thanh lý dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản trong 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất. “Trường hợp nhà đầu tư không tự thanh lý, cơ quan ra quyết định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất theo quy định pháp luật về đất đai. Trường hợp công ty đã hoàn tất thủ tục thanh lý tài sản, nhà đầu tư tiến hành giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp”, UBND tỉnh nêu rõ.

“Tay không” đi bắt Dự án KCN Bá Thiện

Cuối năm 2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố đấu giá tài sản là “quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất diện tích đất còn lại KCN Bá Thiện tại xã Bá Hiến và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” với mức giá khởi điểm là 872 tỷ đồng.

Thông báo cho biết phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 14/12/2018. Tuy nhiên, thực tế phiên đấu giá đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao thì không thấy UBND tỉnh Vĩnh Phúc cập nhật hay công khai rộng rãi.

HDTC chính là nhà đầu tư đã trúng đấu giá, căn cứ theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất diện tích đất còn lại Khu công nghiệp Bá Thiện. Đáng chú ý, HDTC và ông Đinh Trường Chinh chưa có kinh nghiệm làm bất động sản khu công nghiệp, như người “tay không” bắt giặc.

Trong đó, “phần diện tích đất còn lại của KCN Bá Thiện” được đề cập có diện tích 247,36 ha. Tài sản này được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Bắc Ninh định giá ở mức 2.185 tỷ đồng tại thời điểm tháng 1/2019.

Cần lưu ý rằng, giai đoạn này cũng là hạn chót để HDTC nộp tiền đấu giá cho Vĩnh Phúc để tất toán thương vụ nên có thể tin rằng chính Sacombank – Chi nhánh Bắc Ninh đã là bên tài trợ vốn cho HDTC trong thương vụ đấu giá trên. Và mức định giá của nhà băng này sẽ phần nào phản ánh mức giá đấu thành công mà HDTC đã trả cho Vĩnh Phúc.

Tín hiệu cho thấy thương vụ trên đã hoàn tất được thể hiện trong Quyết định số 48/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 8/1/2019 về việc “điều chỉnh quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết tồn tại cho các nhà đầu tư thứ cấp đã thuê đất của Công ty TNHH Quản lý và phát triển hạ tầng Compal (Việt Nam) tại KCN Bá Thiện”.

Cụ thể, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã bổ sung thêm quy định cho biết: “Sau khi Chủ đầu tư hạ tầng mới được lựa chọn theo đúng quy định, Công ty TNHH Compal (Việt Nam) phải thực hiện ký Hợp đồng thuê lại đất với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mới theo quy định của pháp luật”.

Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định thu hồi lại phần diện tích đất đã giao cho Công ty TNHH Compal quản lý tại KCN Bá Thiện để giao cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Thương vụ âm thầm thâu tóm hơn 247 ha đất khu công nghiệp của HDTC tại Vĩnh Phúc chỉ là một trong nhiều hoạt động mà công ty này đã thực hiện sau khi cổ phần hóa với đa số cổ phần do tư nhân nắm giữ vào năm 2016. Và cho đến nay, dự án vẫn án binh bất động, thậm chí còn chưa có đường vào.

• Trò đùa nhẹ như lông hồng?

Năm 2018, HDTC bị thu hồi 1 dự án ở Phú Thọ và 3 dự án ở Vũng Tàu

Phú Thọ chấm dứt hoạt động của dự án và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư số 181023000336, chứng nhận lần đầu ngày 28/1/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dự án Khu đô thị sinh thái- Du lịch nghỉ dưỡng- Thể thao Tam Nông (Dream City) tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Phú Thọ đã giao Công ty cổ phần Thương mại- Quảng cáo- Xây dựng Địa ốc Việt Hân (chuyển đổi từ Công ty TNHH Thương mại- Quảng cáo- Xây dựng Địa ốc Việt Hân) có trách nhiệm nộp bản gốc Giấy chứng nhận đầu tư dự án cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ; đồng thời chấm dứt toàn bộ các hoạt động có liên quan đến dự án.

Dự án Dream City được UBND tỉnh Phú Thọ cấp cho Công ty Việt Hân từ năm 2010, có diện tích 2.000 ha nằm trên khu đất của 9 xã thuộc huyện Tam Nông và tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD. Dự án được định hướng đáp ứng nhu cầu nhà ở, nhà nghỉ sinh thái sang trọng và khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi thể thao đa dạng, gồm: sân golf, casino, trường đua ngựa… cho khách cấp trung lưu trở lên, gồm cả người Việt Nam lẫn nước ngoài. Theo đánh giá, đây là dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn nhất của tỉnh Phú Thọ.

Khi đó, ông Đinh Trường Chinh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Công ty đã thuê tư vấn quốc tế thiết kế, lên các phương án cụ thể, chi tiết cho các hạng mục nhằm phục vụ dự án lớn nằm ở vùng Đất Tổ này.

Tuy nhiên, đến năm 2014, ông Đinh Trường Chinh – Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Hân đã bán 51% cổ phần cho đối tác. Đến năm 2016, ông Chinh đã bán nốt 49% cổ phần và hoàn toàn rút khỏi công ty, thôi không còn là người đại diện theo pháp luật tại Công ty Việt Hân.

Còn ông Đinh Trường Chinh hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC), thực hiện nhiều dự án quy mô lớn nằm ở những vị trí đắc địa tại TPHCM như dự án An Phú – An Khánh có quy mô 131ha, khu dân cư An Sương tại quận 12 (60ha), dự án khu dân cư Long Toàn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…

Việc UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án Dream City được căn cứ trên văn bản số 325/2018/CV-VH của Công ty cổ phần Thương mại- Quảng cáo- Xây dựng Địa ốc Việt Hân về việc đề xuất dừng thực hiện dự án. Chủ nhân mới của doanh nghiệp này đã nhận thấy rất nhiều khó khăn nếu tiếp tục triển khai siêu dự án vùng trung du này. Đến đầu tháng 11/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Phú Thọ để quyết định việc này.

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ngành có liên quan sẽ thực hiện các thủ tục về đất đai, xử lý tài sản sau khi thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư dự án trên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Tài chính Phú Thọ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định các chi phí của chủ đầu tư trên đất được giao (nếu có), báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Chỉ cần 1 ít tiền chạy lót để lấy quyết định. Cầm quyết định vay vốn ngân hàng, hoặc để ngân hàng thân quen giải ngân, vốn này có thể đi đâu tuỳ mục đích của chủ doanh nghiệp hoặc bên liên quan. Ngược lại, số tiền chuẩn bị dự án này nếu là tiền đen thì có thể rửa thành tiền sạch khi đầu tư đầu tư ban đầu vào dự án…Và hàng loạt kịch bản khác có thể dựng lên.

Tuy nhiên, trong năm 2018 này, ngoài dự án, vừa bị tỉnh Phú Thọ, tháng 4.2018, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Nguyễn Thành Long đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng về việc thu hồi và chấm hiệu lực văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 3 dự án của Công ty Việt Hân ở huyện Long Điền…

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Xây dựng Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty Việt Hân đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương để đầu tư xây dựng 3 dự án tại huyện Long Điền gồm: dự án Khu dân cư Việt Hân 5 tại thị trấn Long Hải (năm 2010); dự án Khu dân cư Việt Hân 3 tại thị trấn Long Hải (năm 2009); dự án Khu đô thị mới Sky Park Long Điền tại thị trấn Long Điền (2008).

Kể từ khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đến nay, Công ty Việt Hân không liên hệ với cơ quan chức năng để thực hiện ký quỹ đầu tư; không thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng đồng thời cũng không báo cáo tiến độ thực hiện dự án với địa phương và Sở Xây dựng.

Trên cơ sở kiến nghị thu hồi chủ trương đầu tư của UBND huyện Long Điền, Sở Xây dựng đã có văn bản thông báo cho chủ đầu tư dừng triển khai dự án để thực hiện các thủ tục thu hồi chủ trương đầu tư. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh thu hồi và chấm dứt hiệu lực văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án nêu trên của Công ty Việt Hân.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu Bộ TN&MT, TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh hơn 300 dự án “treo”, bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất. Trước tình trạng dự án “treo” nhiều năm, TP Hà Nội tiếp tục có những chỉ đạo cơ quan chức năng dùng biện pháp mạnh, quyết liệt trong việc xử lý, thu hồi hàng loạt dự án.

Thực tế, đây không phải vấn đề mới mà đã tồn tại từ hàng chục năm nay. Để xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân. Trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, chủ đầu tư triển khai dự án rầm rộ nhưng khi trầm lắng, DN bỏ đất chờ thời cơ. Rồi bắt nguồn từ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và trong khi dự án bắt đầu triển khai còn buông lỏng, chưa có chế tài mạnh. Tiếp đó là sự thay đổi về nhiều chính sách, trong đó có chính sách giải phóng mặt bằng, nhiều chủ đầu tư khó huy động vốn, kêu gọi đầu tư. Thậm chí, có những chủ đầu tư đã cố tình lợi dụng kẽ hở trong các quy định để lách luật.

Theo báo cáo, Quảng Ninh hiện có gần 100 dự án đã được giao đất, cho thuê đất đang chậm tiến độ trên 24 tháng. Thẳng thắn đánh giá tình trạng các dự án chậm tiến độ, đề nghị giải trình nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng giải phóng mặt bằng chậm, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn cũng như giám sát các chủ đầu tư, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư thứ cấp và người dân.

Mới đây, UBND tỉnh Long An đã có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Cần tại cuộc họp với các Sở, ngành liên quan đến các dự án tồn đọng trên địa bàn tỉnh.

Sau khi thống nhất ý kiến của các Sở, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận: UBND tỉnh cơ bản thống nhất nội dung dự thảo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ liên quan đến các dự án tồn đọng theo Nghị định 30 theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện ngay việc thu hồi chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động của 10 dự án trễ tiến độ trên địa bàn trong tháng 7/2020.

Cấm cửa nhà đầu tư để dự án treo đi nhận thầu

Giao dự án cho người thân người quen, người đưa phong bì. Theo đó, Hà Nội và các tỉnh giao dự án cho nhà đầu tư thiếu năng lực. Nhiều khi không có khả năng đầu tư và không có kinh nghiệm đầu tư và chờ để bán lại cho nhà đầu tư khác. Trong khi đó mục tiêu này sẽ thất bại nếu như thị trường bất động sản không hấp dẫn.

Tiêu chí hiện nay chọn chủ đầu tư là đủ tiềm năng tài chính, trên tài khoản có khoản 25% vốn. Quy định xử lý quá 12 tháng không đưa đất vài sử dụng và 24 tháng mà sử dụng đất không đúng tiến độ. Năm 2013 được gia hạn thêm 24 tháng mà dự án vẫn treo thì quyết định thu hồi không chỉ đất đai mà toàn bộ tài sản gắn liền với đất. Như vậy cơ chế quản lý đã rõ ràng nhưng chủ đầu tư vẫn lách được.

Tại sao lại chậm xử lý? Liệu phải cơ quan cấp tỉnh, hoặc cấp trung ương không thực hiện xử lý kiểm tra giám sát xảy ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai như vậy.

Nhiều chủ đầu tư vẫn lách được và đưa tiền vào tài khoản tạm được. Nên các nước đã yêu cầu doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính kiểm toán nhiều năm.

Trong cơ chế quản lý quy định rõ ràng chủ đầu tư nhận dự án không được vi phạm pháp luật về đất đai tại các dự án được giao trước đó. Rồi các chủ đầu tư cũng lẩn tránh qua chuyện này. Do đó trong bộ tiêu chí chọn chủ đầu tư cần cải tiến quy định về tài chính doanh nghiệp và không đước vi phạm pháp luật về đất đai.

Tuy nhiên, đây là những giải pháp mang tính khắc phục hậu quả. Cần phải có những biện pháp cụ thể ngay từ đầu để không xảy ra tình trạng nhà đầu tư dễ làm bừa. Theo các chuyên gia, Vũng Tàu cũng như các tỉnh nên cấm cửa những nhà đầu tư bằng mối quan hệ dành dự án. Sau đó không thi công, không báo cáo. Cần lập lại trật tự đầu tư đề dành cơ hội cho những nhà đầu tư làm thật sự. Nếu không làm mạnh ngay từ đầu, để các nhà đầu tư nhận thích thì nhận, không thích thì bỏ, hoặc nhận dự án để rửa tiền, để kéo dài thời gian phục vụ cho các mục đích khác, sẽ gây thất thoát tài sản Nhà nước. Thu về rồi cấp mới lại sẽ hỏng môi trường đầu tư. Có hai kiểu doanh nghiệp kém chất lượng đi đấu giá bằng hai cách khác nhau là kinh doanh thua lỗ nhưng lập công ty con, tài chính sạch đi lấy dự án. Còn như HDTC lại dùng cách cao tay hơn, tài chính sạch nhưng lại dùng quan hệ và kế sách lách luật.

Đặc điểm cách nhận dự án của Đinh Trường Chinh: Vung nhiều tiền đi thầu dự án, sau đó xin chuyển đổi mục đích; hoặc vẽ ra dự án phi thực tế tại các tỉnh rồi bỏ không,…Khiến giới kinh doanh đặt ra nhiều nghi vấn, hoặc là ông Đinh Trường Chinh đang hỗ trợ ai đó rửa tiền qua dự án, hoặc là sử dụng chiến thuật gom đất rồi giữ đất, hoặc để dùng dự án vay vốn ngân hàng,… cũng có thể là để thực hiện tất cả kế hoạch trên. Nếu không vì mục tiêu trên, có lẽ do năng lực kém?

Chúng ta cần đi theo giải pháp mà đã được nghị quyết của ban chấp hành trung ương về đất đai cũng đã phát hành năm 2013. Là chúng ta phải dùng cơ chế xử phạt tài chính. Giải pháp này có thể tốt hơn cách hiện nay là phạt hành chính thu hồi đất đai. Các tiêu chí nhiều khi thu hồi đất nhiều khi không mạch lạc. Ví dụ năm đầu tiên chậm nộp 1% tổng giá trị vốn đầu tư dự án, năm thứ 2 nộp 5% tổng đầu tư và năm thứ 3 nộp 10% tổng đầu tư. Như vậy tự khắc chủ đầu tư phải đưa đất vào sử dụng hoặc chuyển nhượng, chứ không đến khi chờ sốt đ. ất mới làm. Trong nghị quyết đã đưa ra cơ chế rồi chỉ luật đất đai không thực hiện. Chủ đầu tư chỉ cần để một dự án treo thì không cho làm dự án tiếp theo.

Một số trường hợp chủ đầu tư xí đất giữ phần giữ án bằng cách bỏ hoang sau đó đưa 1 chân vào tham gia đấu giá với giá rẻ. Theo đó, ông Võ cho rằng, quy định đấu giá đấu thầu Việt Nam không rõ ràng. Phải đấu giá với mức giá khởi điểm bằng giá thị trường. Ở Việt Nam không quy định giá khởi điểm theo quy định nào nên nhiều khi giá khởi điểm thấp.

Reatimes

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan