Chỉ trong 2 năm Eximbank có đến 6 lần trì hoãn ĐHĐCĐ, một sự kiện bất thường chưa từng có trong tiền lệ

Ngày 30/6, Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tạo nên một sự kiện bất thường chưa từng có trong tiền lệ của Eximbank, thậm chí là của chung ngành ngân hàng.

Sáng hôm ấy, Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhưng bất thành khi chỉ có hơn 17% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham gia đại hội. Chiều cùng ngày, Eximbank phải tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường nhưng cũng bất thành vì có chưa tới 52% tổng số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự.

Năm 2019, ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank cũng thất bại. Chỉ trong 2 năm 2019-2020, Eximbank có đến 6 lần trì hoãn ĐHĐCĐ.

Điều này thể hiện sự bất ổn nghiêm trọng trong việc quản trị và điều hành Eximbank; mâu thuẫn giữa các cổ đông/ nhóm cổ đông lớn, chiến lược,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và sự tín nhiệm của hàng triệu khách hàng, đối tác của Eximbank.

Giới quan sát nhận định rằng, 5 năm qua, dấu ấn mạnh mẽ nhất trên thị trường của Eximbank là sự bất đồng của các nhóm cổ đông. Sự bất đồng được thể hiện rõ trong công cuộc đấu đá, tranh giành chiếc ghế chủ tịch. Chỉ trong vòng có hơn 1 năm qua, Eximbank đã thay chủ tịch đến 5 lần, luân chuyển từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, về ông Lê Minh Quốc, sang ông Cao Xuân Ninh và hiện là ông Yasuhiro Saitoh.

Với những ngân hàng thương mại, chủ tịch là cổ đông lớn hoặc đại diện cho nhóm cổ đông, nhưng ở Exim thì không hoàn toàn như vậy. Ông Lê Minh Quốc từng là thành viên hội đồng quản trị độc lập không đại diện cho nhóm cổ đông nào, ông Cao Xuân Ninh từng là người của Vietcombank nhưng trước khi lên ghế chủ tịch cũng không còn đại diện vốn, và đến nay là ông Saitoh không phải là đại diện vốn của cổ đông Nhật khi Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã rút ông này từ tháng 5/2019.

ông Cao Xuân Ninh từng là người của Vietcombank nhưng trước khi lên ghế chủ tịch cũng không còn đại diện vốn, và đến nay là ông Saitoh không phải là đại diện vốn của cổ đông Nhật khi Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã rút ông này từ tháng 5/2019.

Những cổ đông khác lo ngại rằng, nhóm cổ đông sở hữu trên dưới 30% vốn này muốn thao túng và tạo thành thế sở hữu chéo giữa Ngân hàng Nam Á và ngân hàng Eximbank.

Chuyện sở hữu chéo giữa Ngân hàng Nam Á và Eximbank, cá nhỏ nuốt cá lớn, sẽ viết ở một tút khác!

Còn nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của Eximbank được cho là không có tổng giám đốc và người đại diện pháp luật. Một câu hỏi đặt ra tại sao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận tổng giám đốc cho Eximbank.

Theo thông tin trên báo chí, chia sẻ về việc chưa can thiệp vào việc tổ chức họp đại hội cổ đông của Eximbank, một nguồn tin từ NHNN cho biết cơ quan quản lý muốn các cổ đông và nội bộ nhà băng tự vận động, tháo gỡ và giải quyết các vấn đề. NHNN hiện không sở hữu tại Eximbank, do đó cơ quan này cũng hạn chế can thiệp vào các vấn đề của ngân hàng.

Lê Xuân Thọ

Từ khóa:
DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan