Ai đã khiến Việt Nam MẤT TRẮNG 300.000 tỷ đồng tại Lào và Campuchia?

Chỉ còng số 8 thôi chưa đủ. Cũng thua lỗ trầm trọng, cũng đầu tư ngoài ngành theo kiểu trăm hoa đua nở, cũng “ra nước ngoài” và đứng trước nguy cơ mất trắng vốn. Nhìn bản kết luận thanh tra sai phạm của T.K.V (Tập đoàn Than Khoáng sản VN), người ta không khỏi rùng mình nghĩ đến PVN, E.V.N, hay trước đó là Vinashin, Vinaline. Kinh khủng không kém!

Ôm hơn 300.000 tỷ tiền của dân ra nước ngoài học đòi đầu tư, T.K.V đang đứng trước nguy cơ MẤT TRẮNG toàn bộ vốn. Cụ thể: Đầu tư thành lập Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia với số tiền 111,451 tỉ đồng; Công ty Alumina Campuchia thăm dò mỏ bauxite với giá trị 184,784 tỉ đồng; Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối 37,909 tỉ đồng và Dự án mỏ sắt Phu Nhuon, Lào 69,003 tỉ đồng. Tổng cộng số vốn tập đoàn này có nguy cơ mất là 303,107 tỉ đồng.

Cái hay nhất trong số các khoản đầu tư của T.K.V là ôm gần 38.000 tỷ qua Lào – một quốc gia không có biển – để “khai thác muối”. Còn khi đầu tư khai thác khoáng quặng ở Campuchia thì lại KHÔNG PHÁT HIỆN có dấu hiệu quặng như khảo sát ban đầu. Hậu quả là khả năng thu hồi vốn chỉ bằng 0, một con số tròn trĩnh, dễ thương nhưng lại đắng ngắt đối với người dân Việt Nam.

Đây chỉ là 2 trong vô số dự án đầu tư của T.K.V. Đặc điểm chung: hoặc thua lỗ, hoặc mất vốn. Cứ có cảm giác hoặc tiền bạc được coi như lá, hoặc những người có trách nhiệm hàng đầu tại tập đoàn này đầu tư để lấy lỗ, để vung tiền ra sông ra bể vậy.

Đấy là ở nước ngoài, ở trong nước T.K.V cũng đứng đầu danh sách các băng nhóm phá hoại ngân sách quốc gia. Không thể không kể tới như:

T.K.V đã tính toán, nghiệm thu thanh toán khối lượng chuyển đất, đá nổ mìn thiếu cơ sở pháp lý , làm tăng đơn giá… lên đến hơn 4.597 tỷ đồng.

Liệu có thể chấp nhận được không câu chuyện chỉ đào lên và tính bán cũng sai (Thanh tra Chính phủ kết luận là tính toán sai thuế, nhưng khả năng cố tình trốn thuế rất cao). Chẳng hạn, T.K.V và các đơn vị thành viên đã hạch toán, nghiệm thu, kê khai giá tính thuế sai dẫn đến thất thoát lên tới 1.500 tỉ đồng. Buộc Thanh tra Chính phủ phải kiến nghị xử lý, truy thu hoặc loại khỏi chi phí sản xuất hơn 754 tỉ đồng.

Hồi tháng 1/2018, Thanh tra Chính phủ còn vạch tra sai phạm khủng tại T.K.V: có sai phạm, cần kiến nghị xử lý 14.882,409 tỷ đồng và gần 6,7 triệu m2 nhà, đất.

Hãy còn hàng sa số các khoản đầu tư từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng mà kết quả thu được đều là MẤT TOÀN BỘ GÓP VỐN do quyết định của Hội đồng quản trị T.K.V.

Khả năng đầu tư kinh doanh không có, đến việc đơn giản là đào khoáng sản của quốc gia lên để bán, T.K.V cũng làm không xong: cứ múc than lên đến đâu là cầm chắc lỗ tới đó. Thực trạng tồi tệ này thực chất đều có lý do của nó.

Thay vì nhập thiết bị, máy xúc của Đức, Nga có thể xúc được hàng trăm nghìn m3 đất chưa phải thay, thiết bị mỏ của VN hiện nay 99% đều được T.K.V nhập từ Trung Quốc, tuổi thọ thấp, hay phải sửa chữa làm tăng chi phí giá thành. Chưa kể, có một tình trạng lạm dụng của công đang diễn ra ở T.K.V khiến chi phí đội lên vô tội vạ. Ví dụ: cùng một loại xe ô tô con trang bị cho lãnh đạo của T.K.V, nhưng mua cho ông ở đầu Hòn Gai và Cẩm Phả chênh lệch nhau 800 triệu đồng. Như vậy, tiền không bay mới lạ!

Chất lượng than cũng là một vấn đề lớn dẫn đến tình trạng tiền thu về ngày càng hạn hẹp. Than ở Việt Nam đã được hình thành từ hơn 250 triệu năm nay, chất lượng vẫn như vậy, không có gì thay đổi. Nhưng chính vì cơ chế quản lý lỏng lẻo của T.K.V, tình trạng đục khoét, chấm mút diễn ra thường xuyên đã dẫn tới tình trạng tiền thu về không còn trọn vẹn. Than tốt đáng lẽ bán được giá cao thì bị tuồn ra ngoài, than xấu (có thể trộn đất đá vào) vẫn được nghiệm thu, đương nhiên khi ra thị trường chỉ bán được giá thấp. Do đó, hiệu quả giảm dù chi phí vẫn như vậy.

Chính vì cung cách kinh doanh chỉ hướng tới : ĂN và PHÁ mà T.K.V đã làm nên món nợ khủng 100.000 tỷ và đẩy Việt Nam vào tình trạng: Giá than đá và quặng Trung Quốc về Việt Nam cao gấp 3 lần giá bán đi; tiêu thụ than 11 tháng đã vượt kế hoạch năm.

Nhưng các thương vụ của T.K.V, một trong những quả đấm thép của nền kinh tế, cũng chỉ là bản sao của những PVN, những tổng công ty cao su, những Vinashin, Vinaline…

Thiết nghĩ, chỉ cần Bộ Công an vào cuộc thì sẽ lòi ra vô số các cá nhân, tập thể vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, tra vào còng số 8 và nhà đá. Nhưng rõ ràng chỉ “còng số 8” thôi thì chưa đủ.

Bởi lẽ ra, sau Vinashin, Vinalines, việc xử lý hình sự các cá nhân phải gắn được với cách chỉ ra những lỗ hổng trong quản lý điều hành DNNN, thậm chí gắn với những điều chỉnh mô hình DNNN thì có lẽ đã không có những thảm hoạ PVN và giờ là T.K.V.

Nhưng có gì đảm bảo T.K.V không phải là ông lớn cuối cùng gây thảm hoạ thua lỗ mất vốn nếu việc xử lý chỉ là cá thể hoá trách nhiệm của một vài cá nhân mà không đặt được ra vấn đề quản lý quyền lực của những người nắm rất nhiều tài nguyên và tiền bạc, không chỉ ra được lỗ hổng trong cơ chế đặc quyền nhưng lại lỏng lẻo trong quản lý của những “ông chủ” DNNN?

Mai Thanh 

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan