Agribank và những đại án “nghìn tỷ” báo hiệu sự sụp đổ cận kề?

Là ngân hàng lớn nhất nước, được đóng mộc “con cưng nhà nước”, song nợ xấu của Agribank suốt mấy năm trời luôn ở thứ hạng “KHÔNG AI ĐỊCH NỔI”. Không chỉ vi phạm về hạch toán, thẩm định sai, giải ngân không mục đích dẫn tới nợ xấu, Agribank còn “nổi tiếng” bởi những sai phạm trong quản lý điều dành có tính hệ thống, lặp đi lặp lại ở nhiều nơi, thể hiện rõ nhất qua 5 ĐẠI ÁN NGHÌN TỶ gây thất thoát số tiền lớn của nhà nước. Mới đây lại được cộng hưởng bởi vụ công ty con là ALC II phá sản, khiến dư luận xôn xao: Ngày tàn của Agribank sắp đến?

Trong tứ đại gia ngân hàng Việt Nam gồm BIDV, Vietcombank, Viettinbank và Agribank thì Agribank là ông lớn kín tiếng nhất vì ngân hàng này chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Mặc dù thông tin về Agribank là nhỏ giọt nhất nhưng một điều lồ lộ ở ngân hàng này chính là khoản NỢ XẤU KHỦNG, qua mặt cả BIVD.

Theo Kiểm toán Nhà nước trong năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của Agribank lên đến 73.472 tỷ đồng, tương đương 10,7% tổng dư nợ (tính cả nợ đã bán cho VAMC).

Trong năm 2017, Agribank rầm rộ giăng biểu ngữ “phá bang” nợ xấu. Thế nhưng, báo cáo tài chính riêng Agribank 2017 cho thấy nợ xấu vẫn là vấn đề nhức nhối của ngân hàng này. Tại thời điểm 31/12/2017, nợ xấu tại Agribank đạt 18.000 tỷ đồng, tăng 2.526 tỷ đồng, tương ứng 1,63% so với năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt 2,05%.

Bên cạnh đó, Agribank còn nắm giữ 40.983 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Khoản nợ đã bán cho VAMC và nhận về trái phiếu được ngân hàng trích lập dự phòng 21.989 tỷ, có nghĩa ngân hàng còn 18.994 tỷ đồng nợ xấu ngoại bảng tại VAMC. Tăng cùng nợ xấu là nợ có khả năng mất vốn. Nợ có khả năng mất vốn tại Agribank tăng từ 10.612 tỷ đồng lên 11.052 tỷ đồng.

“Chỉ” là á quân về nợ xấu nhưng BIDV đã tìm ra được người chịu trách nhiệm. Đó là ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng, ông Trần Lục Lang và một số lãnh đạo khác của BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Trong khi đó, “quán quân” nợ xấu Agribank vẫn chưa có ai đứng ra chịu trách nhiệm.

Đối mặt với nợ xấu siêu khủng cùng những đại án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, ngân hàng được coi là nơi “chọn mặt gửi vàng” của người dân phải chăng đang đứng trên bờ vực “sụp đổ”? Việc công ty cho thuê tài chính ALC II, Công ty con của Agribank đã bước chân thẳng xuống vực phải chăng là báo hiệu rõ ràng nhất cho điều này?

Một điểm báo rõ ràng hơn nữa chính là ở quy định cho phép phá sản ngân hàng mới được thông qua từ tháng 01/2018. Cho phép phá sản ngân hàng… Đây là điều chưa từng được quy định trong khung pháp lý hoạt động ngân hàng – tài chính nhiều năm qua và thực tiễn cũng chưa ghi nhận một vụ phá sản ngân hàng chính thức nào trong lịch sử ngành… Thế rồi bỗng dưng dự thảo luật ấy được thông qua và rồi 8 tháng sau thì ALC II tuyên bố phá sản… Phải chăng là “đúng quy trình”?

Điều đáng nói là không chỉ ALC II của Agribank đang ngập vào hố sâu nợ nần không thể trả nổi, Công ty cho thuê tài chính I (ALC I) cũng là con nợ lớn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ngoài món nợ lớn của ALC II tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam lên tới 769 tỷ đồng, Agribank còn nợ 26,3 tỷ đồng tiền lãi của BHXH tại ALC I. Hồi tháng 6/2018, Agribank đã ra thông báo bán công ty ALC I và mời gọi các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia đăng ký mua ALCI. Hiện chỉ có 4 công ty con mà Agribank đã có 2 công ty rơi vào cảnh phải bán tháo và tuyên bố phá sản, liệu tuổi thọ của các công ty khác sẽ ra sao, hay cũng sụp đổ theo dây chuyền?

Là “ngân hàng quốc doanh lớn nhất” Agribank với tư cách quán quân bị ra tòa vì tham nhũng, quán quân về nợ xấu lẫn ĐẠI ÁN nghìn tỷ, liệu Agribank có tiếp tục trụ vững? Đã tới thời điểm mà dù muốn hay không, chúng ta cũng phải nhận chân một sự thật: Tiền ngân sách không phải cái kho vô tận. Với tình trạng nợ xấu đã hầu như vô phương cứu chữa như hiện tại thì liệu việc “thí điểm phá sản ngân hàng” có xảy ra?

Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc A.gri.bank Bến Thành, quận 1 – đứng ngoài cùng bên trái) và đồng phạm tại tòa

Các công ty con của Agribank đã lũ lượt “đội nón ra đi”, vậy đến khi nào sẽ tới công ty mẹ là Agribank? Khi đó tiền gửi của người dân và doanh nghiệp liệu có chịu chúng số phận?

Không chỉ đứng vị trí quán quân về nợ xấu, Agribank còn vinh dự là ngân hàng đứng đầu về đại án. Xin liệt kê sơ qua 5 đại án này:

Nữ giám đốc ngân hàng tham ô hơn 2.600 cây vàng. Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nguyên giám đốc Agribank Bến Thành, quận 1 đã sử dụng tên của nhiều người thân làm giả 7 hồ sơ rồi chỉ đạo cấp dưới hoàn tất thủ tục vay 2.360 lượng vàng của Agribank chi nhánh Bến Thành. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án, bà Oanh còn nợ 2.060 cây vàng.

Sếp Agribank làm thiệt hại hơn 600 tỷ: Ông Nguyễn Văn Cừ (nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 7) cùng các đồng bọn lên kế hoạch lập khống báo cáo tài chính và phương án kinh doanh hàng nghìn tấn gạo… để vay vốn ngân hàng với tổng số tiền thiệt hại được xác định hơn 600 tỷ đồng.

Y án tử hình lãnh đạo Agribank. TAND cấp cao TPHCM đã tuyên án tử hình đối với ông Vũ Quốc Hảo (cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính ALC II) về hành vi mua bán tài sản khống là máy cẩu thủy lực bánh xách, rút tiền của công ty để trả nợ. Tổng cộng, ông Hảo đã gây thiệt hại gần 450 triệu đồng.

Agribank chi nhánh 6 mất gần 1.000 tỷ đồng. Kẻ chủ mưu trong vụ án này là Dương Thanh Cường đã lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6. Tuy nhiên, dù Cường thế chấp các dự án chưa được phê duyệt, đất chỉ có giấy chứng nhận tạm thời nhưng nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 6 Hồ Đăng Trung vẫn ký duyệt cho vay. Vụ việc đã khiến Agribank chi nhánh 6 mất trắng 966 tỷ đồng.

Cựu Tổng Giám đốc Agribank bị phạt 22 năm tù. Giám đốc, phó giám đốc ngân hàng Agribank Nam Hà Nội đã bỏ qua các điều kiện giải ngân theo các nghị quyết của Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam cố tình cho Liên doanh Lifepro Việt Nam vay với số tiền lên đến 75 triệu USD. Đồng thời liên tục từ năm 2007 đến 2011, các công ty này dựng lên nhiều thương vụ làm ăn khống nhằm vay Agribank Nam Hà Nội tới hàng chục triệu USD… Phần lớn tiền vay đã bị nhóm bị can nước ngoài chiếm đoạt. Với hành vi nêu trên gây thiệt hại cho Nhà nước gần 2.500 tỷ đồng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hệ thống tài chính quốc gia, tổn hại lòng tin của quần chúng.

Những đại án “nghìn tỷ” của Agribank không chỉ làm thất thoát số tiền lớn mà còn giảm niềm tin của người dân đối với hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước. Với vấn nạn tham nhũng trầm kha như vậy, liệu số nợ xấu có thuyên giảm hay ngày càng chất chồng?

Vậy, hệ quả nào sẽ xảy ra nếu Agribank lâm vào tình cảnh phải phá sản nhưng lại không đủ tiền chi trả cho dân? Trong khi mức bảo hiểm tiền gửi chỉ có 75 triệu đồng, sẽ có bao nhiêu người dân chấp nhận mức này, hay tất cả sẽ đổ xô đến ngân hàng phá sản chỉ với mong muốn sẽ rút được tiền trước những người khác, tạo nên một cơn rung chấn và lan truyền đủ mạnh trong cộng đồng, thậm chí còn có thể dẫn đến một làn sóng domino sụp đổ hàng chuỗi ngân hàng thương mại khác? Agribank sẽ làm gì để giải quyết bài toán hậu phá sản ngân hàng hết sức nguy hiểm này?

Bão lửa

DMCA.com Protection Status
Bài viết liên quan