Don Lam – Tay đại gia chuyên lừa đối tác vào bẫy, rồi hả hê ôm hàng triệu USD sang thiên đường trốn thuế hưởng thụ

Cuộc “hôn nhân trong mơ” với nhiều DN Việt – trị giá 32,5 triệu USD – giữa VinaCapital và Ba Huân cuối cùng đã tan vỡ! Thế nhưng dù là ly hôn, với Ba Huân có lẽ đó là kết thúc đáng mừng. Bởi với một “con sói tinh ranh, háu ăn” như Don Lam – Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina Capital, chuyện Ba Huân bị nuốt chửng sau những thủ đoạn tinh vi đầy kinh nghiệm là chuyện một sớm một chiều.

Don Lam – Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina Capital

Ông chủ của Vinacapital, Don Di Lam, sinh năm 1967, quốc tịch Canada. Ông Don Di Lam là đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn VinaCapital. Thành lập vào năm 2003, VinaCapital là một trong những quỹ đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với tổng số vốn đã rót vào các doanh nghiệp Việt Nam lên đến 1,8 tỷ USD thông qua hai quỹ chủ yếu là VOF và VNL.

Để gầy dựng hình ảnh tốt đẹp cho VinaCapital, Don Lam được báo chí PR như là “đại sứ không lương”, đóng góp tích cực trong việc làm cầu nối gọi vốn vào Việt Nam và đưa hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Ít ai biết, ông Don Lam từng lọt danh sách đen các cá nhân trong thiên đường trốn thuế, “hồ sơ Paradise”, được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đưa ra công bố trên trang offshoreleaks, tính đến ngày 22/11/2017. Lọt vào danh sách này, đồng nghĩa với việc ông Don Lam sở hữu khối tài sản rất lớn, hàng chục triệu USD, tuy nhiên chúng không được minh bạch, mọi giao dịch đều được thực hiện bí mật, không một ai kiểm soát, cũng có nghĩa là vị đại gia này đang âm thầm rửa tiền, trốn thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách quốc gia.

Ông Don Lam từng lọt danh sách đen các cá nhân trong thiên đường trốn thuế, “hồ sơ Paradise”

Và để có được khối tài sản hàng chục triệu đô đó, ông Don Lam cùng với Quỹ đầu tư của mình đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư lớn, nhắm vào những con mồi doanh nghiệp Việt béo bở, đang có mức độ tăng trưởng cao, như Ba Huân, hòng nuốt chửng chúng để làm béo cho Capital nói chung, hay cho chính ông nói riêng.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trong đó có Egroup thà huy động vốn từ nhà đầu tư nhỏ lẻ còn hơn phải chơi với cá mập, vì cá mập rất háu ăn và tinh ranh. Như trong trường hợp Ba Huân, Vinacapital đã dùng chiêu trò viết hợp đồng bản tiếng Anh khác với những gì hai bên thỏa thuận ban đầu. Cá mập Vinacapital rất đơn giản giải thích vỏn vẹn: do sơ suất trong phần dịch thuật, thế nhưng hợp đồng đã gần như nuốt chửng Ba Huân non nớt, vì tin tưởng vào hình ảnh hoành tráng như tây.

Bà Ba Huân suýt nữa chở thành nạn nhân đáng tiếc bị Vinacapital lừa vào tròng

Bà Ba Huân may mắn tỉnh đòn nhận ra ngay mình đang chơi với cọp nên rút lui sớm. Không kết cục lại giống The Kafe hay vụ eBay nhảy vào Trung Quốc bị chết yểu vì công ty không còn do người sáng lập kiểm soát mà rơi vào tay các quỹ đầu tư lớn.

Một kẻ hám tiền như ông Don Lam tại sao lại dễ dàng thả một con mồi béo bở như Ba Huân? Giả thuyết có thể đặt ra:

Bà Ba Huân có thể cũng biết rằng kêu lên Thủ tướng chưa chắc đã được hồi đáp ngay. Nhưng đó là cái cớ để truyền thông và dư luận quan tâm hơn nhiều và sẽ tạo ra áp lực cho Vinacapital khiến họ không muốn tiếp tục mà có nhượng bộ trong đàm phán chia tay. Và việc Vinacap nhanh chóng thuận tình ly hôn có khả năng đúng như bà Ba Huân dự đoán: “vì Vinacap có ý định nuốt chửng Ba Huân”. Trước cáo buộc như vậy, Vinacap chẳng dại gì mà đôi co, thay vì vậy cứ im lặng rồi rút lui một cách êm xuôi, tránh trường hợp “chuyện bé xé ra to”.

Chưa kể, Doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam còn nhiều, chỉ thiếu mỗi tiền. Các quỹ còn đầy cơ hội để lựa chọn cái nào có lợi nhuận cao nhất, dễ xơi nhất mà thôi.

Don Lâm, đạo diễn tài ba đã từng áp dụng kịch bản này trong thương vụ bệnh viện Hoàn Mỹ của doanh nhân Nguyễn Hữu Tùng mà vị này có tự thuật trong cuốn “Từ khởi nghiệp đến M&A” rằng, cay đắng như việc một đứa con bị giật trên tay mình, trao cho người khác.

Doanh nhân, bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, người sáng lập hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ.

VinaCapital của Don Lam rủ Deustche Bank rót 20 triệu USD để sở hữu 44% cổ phần của Hoàn Mỹ. Hợp đồng ràng buộc Hoàn Mỹ phải có lợi nhuận năm đầu tiên 60 tỷ đồng, năm thứ hai 90 tỷ đồng, và năm thứ ba là 150 tỷ đồng. Nếu không đạt, thì phần hụt sẽ trở thành “vốn” của Vinacap bên trong Hoàn Mỹ.

Bác sĩ Tùng đến khi tỉnh ngộ, đã quá trễ, buộc phải tìm đối tác chuyển nhượng Hoàn Mỹ trước viễn cảnh trắng tay. Lúc này, Vinacap “vo” Hoàn Mỹ lại, mai mối gả cho Fortis với giá 100 triệu đô. Nghĩa là, từ 20 triệu đô góp ban đầu, Vinacap đã biến nó thành hơn 40 triệu đô, chỉ trong chớp mắt.

Cũng sau vụ Ba Huân, báo chí có dịp lôi lại chuyện Shark Linh, người của Vinacap “hứa thật nhiều thất hứa cũng nhiều” trong các chương trình Shark Tank VN, đã cho thấy lịch sử bất tín của Vinacapital dày đặc như thế nào.

Shark Thái Vân Linh – Giám đốc chiến lược & vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital trong Shark Tank Việt Nam mùa 1, thì cổ phần hoán đổi của các thương vụ này đều ở mức 45% – 51%. Kết thúc mùa 1, bốn Startup được Shark Linh cam kết rót vốn gồm Gcalls, Transformation Studio, Khu vườn của mẹ và Vườn rau nhà mình. Tuy nhiên, theo khảo sát đến cuối tháng 6 năm nay, Shark Linh chưa rót một đồng vốn nào cho bất kỳ startup nào trong 4 trường hợp nêu trên. Hóa ra lời cam kết rót vốn của Vinacapital chỉ là cho vui? Lên truyền hình để đánh bóng hình ảnh cho Vinacapital?

Shark Thái Vân Linh – Giám đốc chiến lược & vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital trong Shark Tank Việt Nam

Dĩ nhiên, sau khi xơi tái được các “con lừa” ngây thơ, cả tin, Don Lam cũng phải tìm cách kiếm lời bằng cách bán lại với mức giá hời cho các công ty khác. Và một trong những đối tác lớn được Vinacapital lựa chọn chính là Trung Quốc. Đừng nói là người Canada gốc Việt như Don Lam, đến cả người Việt đang sinh sống ở Việt Nam dù luôn ra rả rằng mình ghét Trung Quốc thấu xương, nhưng khi anh bạn này trả giá quá hời, quá ngon, chả ai dại mà không bán.

Dự án Khu Đô thị Đại Phước Lotus, hòn ngọc phía Đông giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai, do VinaCapital làm chủ đầu tư đã bị bán đứt cho China Fortune Land Development (CFLD), Tập đoàn xây dựng và kinh doanh BĐS của Trung Quốc với giá 65,3 triệu USD. Sau thương vụ, doanh nghiệp TQ đã nắm tới 464ha đất có địa thế bậc nhất của tỉnh Đồng Nai. Còn Don Lam, ông lại có dịp gửi thêm vài triệu USD vào thiên đường trốn thuế, con cháu an nhàn hưởng thụ đến mấy đời cũng không hết.

Rõ ràng, chả hề có tư duy nào là đồng hành, hỗ trợ đưa đối tác phát triển, mục đích của Don Lam khi thành lập Vinacapital chỉ là M&A thù địch: nuốt doanh nghiệp hoặc gây sức ép để đối tác nhượng lại thương hiệu kiếm lời. Một thủ đoạn lũng đoạn cổ cồn hết sức tinh vi. Vì sao gọi là Cá Mập, đơn giản vì nó có thể nuốt chửng bạn bất kỳ lúc nào. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo và bài học quý cho tất cả các doanh nghiệp Việt đang ước mơ vươn ra biển lớn!

Nguồn: Bão lửa