Chi tiết quy trình thi công mái ngói khung kèo thép siêu nhẹ

Thay vì lựa chọn cho mình lối kiến trúc hình khối hiện đại. Thì nhiều gia đình yêu thích vẻ đẹp truyền thống và chọn cho mình thiết kế mái Nhật cho ngôi nhà. Mái nhật phù hợp cả nhà vườn 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng,… và với nhiều lối kiến trúc từ tân cổ cho đến hiện đại. Và hiện nay xà hội phát triển thay vì làm khung gỗ. Thì người ta sử dụng khung mái Nhật thép để làm mái.

Để có thể tạo được sự chắc chắn và khung thép làm mái nhẹ hơn rất nhiều so với khung gỗ. Do vậy quá trình thi công nhanh chóng hơn. Mà khung thép cũng vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của loại mái này.

Tìm hiểu về mái Nhật

Mái Nhật là kiểu mái mà có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với đặc điểm là loại mái có độ dốc nhẹ mở rộng ra nhiều hướng khác nhau và có thiết kế chồng lớp. Và hiện nay thay vì làm mái Nhật gỗ thì người ta đã cải tiến thay thế bằng khung thép mái Nhật. Giúp mái có thể dễ dàng thi công

Kết cấu khung mái Nhật

Khung mái Nhật đóng vai trò là thành phần kết cấu chịu lựa. Nó là tên gọi tổng thế các thành phần bao gồm: cầu phong, vì kèo, bán kèo, xà gồ, tường thu hồi, lớp giằng chống chịu lực,… Các thành phân này giúp đảm nhận việc chống chịu sức nặng của chính nó và các tác động của ngoại lực.

Khung mái Nhật thông thường được làm từ hệ giàn thép mạ trong lượng nhẹ cao cấp, có khả năng giúp chống ăn mòn siêu việt, không cần sơn phủ bảo dưỡng. Trọng lượng sau khi hoàn thành khung mái thì nhẹ bằng 1/25 với bê tông mái

Khung mái Nhật khi thi công 2 loại hiện nay rất hay dùng trên thị trường. Đó là loại khung thép có màu trắng và thép có màu xanh. Về giá trị kinh tế thì thông thường thép màu trắng có giá thành rẻ hơn màu xanh.

Chi tiết quy trình thi công mái ngói khung kèo thép siêu nhẹ. Ảnh: Lê Hoàng Long

Kích thước mái Nhật

Khi thi công mái Nhật thì kích thước mái Nhật quyết định rất lớn đến độ phù hợp của mái. Mái có đẹp hay không là dựa vào kích thước mái Nhật quyết định.

Mái nhật cao bao nhiêu?

Chiều cao của mái là “chìa khóa vàng” nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể và sự an toàn khi ở trong nhà. Chính vì vậy cho nên chiều cao mái vô cùng quan trọng:

+ Đảm bảo tính thẩm mỹ: Chiều cao của mái Nhật là một trong những yếu tố quyết định đến thẩm mỹ của mái nhà và kiến trúc của căn nhà. Chiều cao của mái Nhật tạo nên sự khác biệt so với các dáng mái nhà khác

Mái nhà chính là một kết cấu của phần ngoại thấp nó giúp góp phần tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà. Nếu như chúng ta biết kết hợp chiều cao mái phù hợp và độ dốc mái Nhật hợp lý thì toàn bộ không gian căn nhà sẽ được trở nên trọn vẹn hơn rất nhiều

+ Tính an toàn: Nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Chính vì vậy cho nên nếu như chúng ta không tính được chiều cao mái chuẩn thì sẽ làm cho độ dốc mái sai lệch dẫn đến khung mái Nhật làm sai kích thước và khi đưa vào sử dụng dẫn đến bị ứa đọng nước. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến mái

Và để có thể tính được chiều cao mái Nhật chúng ta áp dụng công thức sau:

H = (R/2) x tg/100

Trong đó:

+ R: Độ rộng của mặt tiền

+ tg: Độ dốc mái

Ví dụ: Nếu như mà nhà chúng ta có mặt tiền là 6m kết hợp với độ dốc là 40 thì khi này chiều cao sẽ là

H = (6/2) x 40/100 = 1.2 m

Mái Nhật đua ra bao nhiêu là đẹp

Không chỉ chiều dài mái Nhật quan trọng khi làm khung mái Nhật mà vấn đề mái nhật đua bao nhiêu là đẹp cũng được mọi người khá quan tâm. Bởi phần mái là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp có thể tạo nên được một căn nhà hoàn mỹ.

Mà trong khi đó phần đua ra cũng là một trong những kết cấu của khung mái nhật. Nó không chỉ giúp chúng ta có thể che nắng che mưa mà nó còn giúp cho ngôi nhà tạo được khoảng không ở dưới. Để giúp gia chủ có thể thiết kế được phần ban công hoặc sảnh một cách tùy ý. Vừa giúp đem đến sự tiện lợi trong sử dụng mà nó còn tại được nên tổng thể khối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Khung mái Nhật khác với mái Thái ở chỗ nó có độ dốc thấp hơn. Chính vì vậy cho nên lỗi kiến trúc này giúp mang đến cho ngôi nhà của chúng ta vẻ mộc mạc, truyền thống. Và khi thiết kế khung mái Nhật thì chúng ta cần quan tâm đến độ đua của mái.

Nếu như mà chúng ta để mái Nhật đua ra rộng quá thì sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ. Mà nếu để ngắn quá thì cũng không đẹp. Chính vì vậy chúng ta cần phải để sao cho phù hợp. Thông thường thì mái Nhật có độ dài đua ra là 1,2 m đến 1,5 m là hợp lý nhất.

Cách làm khung mái Nhật

Thi công khung mái Nhật là sự kết hợp giữa độ dốc mái. Chiều cao mái và độ đua ra của mái. Nhưng yếu tố này vô cùng quan trọng giúp quyết định sự hài hòa cho mái nhà. Chính vì vậy cho nên khi làm mái chúng ta cần phải tính toàn sao cho những yếu tố đó thật chuẩn xác trước khi bắt tay vào thực hiện cách làm khung mái Nhật.

Hệ khung mái Nhật thép có thể đáp ứng được mọi yêu cầu kiến trúc của công trình. Thời gian lắp dựng thì vô cùng nhanh chóng. Toàn bộ những kết cấu mái sẽ được liên kết bằng bu lông và vít cường độ cao giúp cho khung mái Nhật được liên kết một cách chắc chắn, bền vững giúp đảm bảo yếu tố về thẩm mỹ

Cách làm khung mái Nhật được chia làm 2 lớp cơ bản:

+ Lớp thứ nhất là những khung kèo riêng lẻ như: vì kèo, khung kèo thép siêu nhẹ. Chúng được liên kết với nhau. Nhưng khung kèo này được tạo thành từ các thanh TC75.75 liên kết lại với nhau. Những liên kết trên sẽ đều sử dụng vít tự khoan chống ăn mòn, khoảng cách giữa các khung với nhau >= 1100mm

+ Lớp thứ hai đó là sử dụng thanh TS35 hoặc TS40 làm lito có khoảng cách lito lợp ngói phù hợp với quy định.

Khi chúng ta tiền hành xong 2 phần này chúng ta đã hoàn thành khung mái Nhật. Thế nhưng nó không phải đơn giản. Nếu như chúng ta sai một số liệu thì coi như chúng ta đã sai cả mái.

Lê Hoàng Long

Từ khóa:
Bài viết liên quan