Ông Bùi Cao Nhật Quân “rời” Novaland: Di sản để lại có cả khoản nợ trái phiếu khổng lồ

Trong khi lợi nhuận sụt giảm, Novaland lại đẩy mạnh vay nợ lên đến hơn 60.500 tỷ đồng, trong đó riêng nợ vay qua kênh trái phiếu gần 37.000 tỷ đồng.

(Thanhnienn.net) – Lọt top tỷ phú Forbes sau khi rời Novaland

Tạp chí Forbes (Mỹ) mới đây đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2022. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam có đến 7 đại diện, nhiều nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh những gương mặt quen thuộc là ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Hùng Anh, ông Trần Bá Dương, ông Nguyễn Đăng Quang thì  trong  danh  sách  lần  đầu  tiên  có  tên  ông  Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Nova Group với khối  tài sản 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1.053 thế giới.

Trước đó, sau khi kết thúc năm 2021, ông Bùi Thành Nhơn đã bất ngờ thông báo rời Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc NoVa (Novaland – mã NVL). Theo đó, ông Nhơn thôi làm Chủ tịch HĐQT và cũng từ nhiệm luôn cả chức vụ thành viên HĐQT kể từ ngày 20/1/2022.

Ông Bùi Cao Nhật Quân “rời” Novaland: Di sản để lại có cả khoản nợ trái phiếu khổng lồ

Ông Nhơn cho biết, nguyên nhân khiến ông rời Novaland là “trao quyền”, lùi lại phía  sau để  tập trung vào việc dẫn dắt và định hướng cho toàn bộ Nova Group.

“Tôi tin tưởng trao quyền xây dựng chiến lược phát triển cho những cộng sự sát cánh lâu năm và dày dạn kinh nghiệm, tiêu biểu như ông Bùi Xuân Huy cùng bộ máy điều hành quản lý mới. Tôi tin rằng với những thành viên Hội đồng quản trị xuất sắc hiện tại, Novaland sẽ tiếp tục hoàn thành chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch đã được Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị phê duyệt”, ông Nhơn nói trong đơn từ nhiệm.

Ông Bùi Xuân Huy từng đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Novaland trong 2 nhiệm kỳ liên tục, từ tháng 9/2017 đến hiện tại.

Người thay ông Bùi Xuân Huy làm Tổng Giám đốc Novaland là ông Nguyễn Ngọc Huyên.

Lợi nhuận sụt giảm, nợ vay tăng mạnh

Novaland đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong năm cuối “dưới trướng” ông Bùi Thành Nhơn.

Cụ thể, lãi ròng thu về năm  2021 là  3.455 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm gần 18% so với năm trước xuống 3.224 tỷ đồng.

Trong năm 2021, hoạt động tài chính không đem lại hiệu quả khi doanh thu giảm hơn 41% so với năm trước xuống còn 3.645 tỷ đồng, nguyên  nhân chủ yếu do không còn khoản thoái vốn. Ngược lại, chi phí tài chính lại tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ lên 3.852 tỷ đồng do phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư và lãi vay bị đẩy lên.

Năm vừa qua, Novaland đã đẩy mạnh vay nợ lên đến hơn 60.500 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng tài sản thời điểm 31/12/2021. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng 4.500 tỷ đồng lên hơn 19.000 tỷ đồng và nợ vay dài hạn tăng hơn 7.000 tỷ đồng lên hơn 41.400 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ vay qua kênh trái phiếu đã tăng 11.000 tỷ đồng so với đầu kỳ lên đến gần 37.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Novaland lại có khoản lãi 2.253 tỷ đồng từ giao dịch mua rẻ. Đây là phần chênh lệch giữa sở hữu của Novaland trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được cao hơn giá phí khoản đầu tư vào Nhóm Công  ty  CP Nova Final Solution, Công ty TNHH Bất động sản Đăng Khánh và Công  ty CP Đầu tư Tổng hợp Mũi Né và nhóm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Unity, Công ty TNHH Du lịch Bình An, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Lake và Công  ty CP Hoàn Vũ.

Không quá khi cho rằng khoản thu nhập bất thường này có thể coi như “cứu cánh” đối với của Novaland bởi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản này đã giảm hơn 34% trong năm 2021 vừa qua.

Uyên Lê

DMCA.com Protection Status