Lộ diện cầm đầu nhóm Chị em rửaa tiền Tỷ đô la cho Nguyễn Xuân Phúc – phần 1

Hôm 4/2, đã diễn ra buổi lễ bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm chức Chủ tịch nước hôm 18/1 để ‘chịu trách nhiệm chính trị’ trước ‘Đảng và nhân dân’.

Tại buổi lễ bàn giao, ông Phúc nói ông đã “nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn”, tờ Tuổi trẻ đưa tin.

“Tuy nhiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng,” ông Phúc nói thêm.

Chân dung Vũ Thế Phiệt, người đảm nhận nhiệm vụ rửa tiền cho ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Tuấn Anh

“Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu.”

Đáng chú ý, vị nguyên Chủ tịch nước nói thêm một ý về vụ Việt Á: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”.

Thời gian qua, mạng xã hội Việt Nam dấy lên nhiều đồn đoán về liên đới của bà Trần Thị Nguyệt Thu, vợ ông Nguyễn Xuân Phúc, trong đại án Việt Á. Câu nói trên của ông dường như muốn trả lời những đồn đoán đó.

Đánh giá lại sự nghiệp công tác 40 năm của ông Phúc, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói ông Phúc “luôn sống và làm việc có trách nhiệm, nhiệt huyết, vì sự nghiệp chung” và khen ông đã “gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021”.

“Vì một số cán bộ lãnh đạo dưới quyền vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nên làm đơn xin thôi giữ các chức vụ phân công, nghỉ công tác, nghỉ hưu”, bà Ánh Xuân nói thêm.

Việc ông Nguyễn Xuân Phúc xin thôi việc giữa nhiệm kỳ được nhiều báo chí nước ngoài bình luận hồi cuối tháng Một.

Ai sẽ lên làm Chủ tịch nước Việt Nam chính thức tiếp tục được dư luận trong nước quan tâm.

Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 đề ra tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch nước bao gồm các yếu tố như:

– Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;

+ Đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.

+ Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội.

+ Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.

+ Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên;

Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương.

Tuấn Anh

DMCA.com Protection Status