Khi ông Thăng bị “ph.a.nh th.â.y” tại 6 phiên tòa, liệu các vị Bộ trưởng khác có an toàn ?

Ông Đinh La Thăng nói phiên tòa đang diễn ra là lần thứ 6 ông ra tòa và 5 lần trước VKS đều l.u.ận t.ộ.i giống như cáo trạng (lần này cũng không khác). Tôi còn thấy tội của ông từ kết quả đ.i.ề.u t.r.a, đến cáo trạng, đến luận t.ộ.i, sơ thẩm và phúc thẩm căn bản không khác nhau. Các luật sư không g.ỡ t.ộ.i cho ông được, còn các thẩm phán thì không có ý định g.ỡ t.ộ.i cho ông, ông tự g.ỡ t.ộ.i cho mình thì v.ô v.ọ.ng. Tôi nói ông bị “ph.a.nh th.â.y” là bởi mức độ đau kh.ổ và u.ấ.t ứ.c về thể .xá.c lẫn tinh thần của ông so với việc ph.a.nh th.â.y là không khác mấy, đối với nhiều người thì sống như thế này không bằng ch.ế.t.

Tôi theo dõi tất các phiên tòa xử ông để tìm chứng cứ th.a.m nh.ũ.ng hay h.ố.i l.ộ hoặc nhận h.ố.i l.ộ, nhưng không thấy, không có bất kỳ c.á.o b.u.ộ.c nào về những tội danh này. Đó là lý do tôi viết cái tút từ 3 năm trước, rằng cần công bằng cho ông Đinh La Thăng :

Nhiều người nghĩ ông Đinh La Thăng chắc chắn có th.a.m nh.ũ.ng nên bị x.ử như vậy là đáng đời. Đó là suy đoán của các vị, ở đây tôi căn cứ vào hồ sơ. Ta nên tập thói quen không k.ết t.ội người khác khi không có chứng cứ.

Và xin nhắc lại, khi ông Đinh La Thăng còn đương chức, tôi không thích ông và không viết bài nào đề cao ông trong khi những lời ca ngợi ông được đăng dày đặc trên báo chí. Tôi không “phò thịnh”, cũng không “phò suy” nếu sự “suy” kia là không xứng đáng. Tôi chỉ viết những lời công bằng.

Tôi không nói ông Đinh La Thăng vô tội trong phạm trù “cố ý làm tr.á.i” vốn rất m.ù m.ờ, cũng như tôi không nghĩ các vị bộ trưởng ôm tiền thuế và tiền vay nợ triển khai các dự án là vô t.ộ.i nếu như các doanh nghiệp các dự án này được mang ra m.ổ x.ẻ. Không có doanh nghiệp nhà nước nào, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, không có một dự án dùng vốn ngân sách nào là không có s.a.i ph.ạ.m. Khi thành công, các vị được ca ngợi là “dám nghĩ, dám làm, dám ch.ị.u trách nh.i.ệ.m”, nhưng khi th.ấ.t b.ạ.i thì sự “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” đó trở thành t.ộ.i đ.ồ.

Ông Đinh La Thăng chỉ là một nạn nhân, nạn nhân lớn nhất của một bộ máy nhà nước ôm ngân sách đi làm kinh tế, của việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà không để các doanh nghiệp này vận hành theo cơ chế thị trường, của việc duy trì Bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước, của Luật đấu thầu duy trì rất nhiều ngoại lệ dung túng việc chỉ định thầu phục vụ các nhóm lợi í.ch, của hệ thống luật lệ hình sự chậm tiếp cận với sự vận hành của cơ chế thị trường…

Đã có rất nhiều vụ án đưa những người quản lý doanh nghiệp nhà nước và các dự án ra x.é.t x.ử, nhưng lôi ra đến đâu còn phụ thuộc vào ý chí chính trị muốn lôi ra đến đâu. Trong những vụ án liên quan đến Tập đoàn Dầu khí và Bộ Giao thông, đã lôi đến ông Đinh La Thăng, trong một số vụ của Bộ Công thương đã lôi đến ông Vũ Huy Hoàng, Bộ TTTT lôi đến ông Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn, không có nghĩa là các vị Bộ trưởng khác đương chức hoặc đã về hưu sẽ được an toàn. Ai bảo đảm dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông không bị điều tr.a và ai bảo đảm không quan chức cấp cao nào bị liên đới ?

Những s.a.i ph.ạ.m của ông Đinh La Thăng được đưa ra tại các phiên tòa, một số diễn ra trước khi ông trở thành Bộ trưởng, một số diễn ra trước khi ông được bầu vào Bộ Chính trị. Có ai bảo đảm một số vị đang thăng tiến vù vù hiện nay trước đó đã không nhúng chàm ? Do pháp quyền chưa hoàn thiện, luật pháp có thể áp dụng co giãn, nên thăng tiến phải có phe cánh, phải có đỡ đầu, phải có b.ả.o k.ê. Người ta nghĩ vậy và nhiều người đưa thân mình vào cái guồng đó, nhưng trong cơ chế thị trường còn nửa vời thì ốc nhiều lắm cũng chỉ mang nổi mình ốc, chớ có ả.o tưởng.

Đó là cái giá của “quá trình” hoàn thiện cơ chế thị trường và nhà nước pháp quyền. Muốn cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn, để quan chức có thể tự mình bảo vệ mình mà không cần phải dựa vào ph.e cánh, chỉ còn mấy cách :

1- Đẩy nhanh tốc độ tư nhân hóa nền kinh tế, Bộ phải rút khỏi vai trò chủ quản doanh nghiệp, nhà nước chỉ duy trì những việc mà tư nhân không thể làm được (như một số doanh nghiệp trên lãnh vực quốc phòng, an ninh và công ích). Ngay cả các lãnh vực này cũng từng bước tư nhân hóa khi có thể. V.ũ kh.í của Mỹ vẫn do tư nhân làm, tư nhân còn sản xuất phi thuyền đưa người lên vũ trụ, cũng có sao đâu ! Nhà nước thoát khỏi sản xuất kinh doanh mới mong giảm được th.a.m nh.ũ.ng.

2- Thay vì tăng thuế và vay mượn để lấy tiền đầu tư cho các dự án hạ tầng thì nhà nước giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư. Tiền của tư nhân đầu tư không những hiệu quả hơn tiền của nhà nước mà còn ngăn chặn được th.a.m nh.ũ.ng khi đầu tư bằng tiền nhà nước.

3- Nhanh chóng sửa luật đấu thầu theo tiêu chuẩn WTO, bỏ triệt để các ngoại lệ chỉ định thầu mà nếu muốn đúng thì nói đúng nếu muốn s.a.i thì nói s.a.i.

4- Sửa đổi hệ thống luật lệ, nhất là luật h.ì.nh s.ự và các luật liên quan đến kinh tế, tài chính ngân hàng để tiệm cận với cơ chế thị trường mà nước ta đang quyết thực hiện đầy đủ. Tòa xử phải áp dụng luật lệ thống nhất, những luật lệ này không vi hiến để x.é.t x.ử, chứ không thể dựa vào một Thông tư sai luật để làm căn cứ xét xử như đã từng.

Bốn việc trên nằm trong nỗ lực x.á.c lập thể chế thị trường đầy đủ nhưng liên tục bị trì kéo. Các cơ quan tham mưu có thề bị l.ũ.ng đoạn để đưa ra hoặc duy trì các quy định có lợi cho các nh.óm l.ợ.i í.ch, còn các vị Bộ trưởng và đại biểu Quốc hội thì hãy nhìn ông Đinh La Thăng mà hành x.ử, đừng để đến lượt mình bị mang ra “ph.a.nh th.â.y” trước các phiên t.ò.a trong tương lai.

HOÀNG HẢI VÂN

Bài viết liên quan